Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ ở người cao tuổi, ngoài nguyên nhân do bệnh lý (sa sút trí tuệ, tim mạch,viêm nhiễm đường hô hấp, đau xương khớp, trầm cảm,…) thì người cao tuổi mất ngủ còn do: Giảm hoạt động thể lực, ít tiếp xúc với ánh sáng, thay đổi nhịp sinh học, giảm ngưỡng bị đánh thức (dễ bị thức giấc hơn), giảm khả năng hồi phục các chức năng khi cơ thể bị lão hóa; Thường nghĩ về quá khứ, hay lo lắng, dễ xúc động…
Dưỡng sinh là hình thức tậpluyện phù hợp, giúp người cao tuổi có giấc ngủ ngon. Ảnh: TL |
Cần làm gì để có giấc ngủ tốt?
Trong trường hợp mất ngủ do bệnh lý, người bệnh cần đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để có hướng dẫn dùng thuốc cụ thể. Ngoài ra, cách điều trị tốt nhất là áp dụng các biện pháp không dùng thuốc, nhất là với trường hợp mất ngủ do rối loạn tâm lý kéo dài. Cụ thể:
Về chế độ ăn uống: Thức ănvà nước uống có những loại làm cho dễ ngủ, ngủ ngon hơn nhưng cũng có loại gây trằn trọc, khó ngủ. Để có giấc ngủ tốt, trước tiên phải bữa ăn phải đảm bảo đủ 3 chất chủ yếu là đạm (thịt, cá, trứng, sữa,...); bột (gạo, bánh mỳ,…); dầu mỡ (mỡ động vật như mỡ lợn và các loại dầu chiết xuất từ thực vật như lạc, đậunành, hạt cải, hướng dương,…).
Người cao tuổi nên ăn những thức ăn dễ tiêu và có nhiều vitamin B1, thức ăn giàu chất khoáng như rau muống, mồng tơi; cam, quýt, đu đủ chín; đậu phụ, sữa đậu nành,… Đặc biệt không nên uống rượu, bia và các chất kích thích gây tổn hại gan và gây mất ngủ như cà phê, các loại nước có ga như pép si,coca-cola,… Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá.
Luyện tập thể thao: Hình thức tập luyện tương đối phù hợp với sức khỏe người cao tuổi là đi bộ, tập dưỡng sinh một cách đều đặn hay thực hiện các bài luyện tập nhẹ nhàng trước khi đi ngủ để dễ đi vào giấc ngủ và giấc ngủ sẽ sâu hơn. Nơi tập cần đảm bảo vệ sinh, không khí trong lành, thoáng mát, tốt nhất có cả nơi ngồi nghỉ tránh gió mưa đột ngột.
Thoải mái, thư giãn trước khi ngủ: Cần tạo môi trường yên tĩnh, thư giãn trước khi đi ngủ, bao gồm các điều kiện tối ưu về ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ. Tạo thói quen về giờ giấc sinh hoạt,đi ngủ. Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi. Khi đi ngủ không nên đọc sách, xem tivi, nhìn đồng hồ, tránh căng thẳng, lo lắng, xúc động,…
Theo Bác sĩ Thanh Bình (SKĐS
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn