Tuy màn hình của máy không phát ra những tia có hại, nhưng hiện tượng ngồi lâu ở một tư thế, nhìn lâu vào một loại ánh sáng mờ, phải chú ý theo dõi các hàng chữ nhỏ, đó là nguyên nhân của những hiện tượng trên. Những người nặng "duyên nợ" với máy vi tính như thế, có thể làm giảm những tác động không tốt của máy với mình bằng các biện pháp sau:
Để bảo vệ mắt:
- Nên đặt máy xa cửa sổ để tránh bị chói vì ánh sáng trực tiếp ngoài trời, hay ánh sáng phản chiếu trên mặt hình vào mình. Những đèn từ trần rọi xuống nên cho qua kính mờ. Nếu có điều kiện, đặt thêm tấm chống chói trước màn hình. Nên để những giấy tờ cần nhìn lúc làm việc với máy ở gần mắt để dễ đọc. Thường, người ta dùng những giá nâng.
- Độ chếch của màn hình với đường nhìn xuống của mắt vào khoảng từ 10 tới 15 độ so với mặt bàn (l/3 của góc vuông).
- Chú ý lau sạch mặt màn hình thường xuyên.
- Chú ý chớp mắt nhiều để con ngươi mắt không bị khô.
- Nên đi khám mắt và cho bác sĩ biết mình là nhân viên vi tính. Khi làm việc không nên đeo những đồ trang sức cho mắt (lông mi giả, kính màu...).
Kính hai tròng không thích hợp vì thường tròng thứ hai được đặt để nhìn thẳng xuống sách báo, không hợp với độ chếch của mắt và màn hình.
- Nếu các nét trên màn hình bị mờ, chập, nhảy, nên chữa máy ngay.
Để tránh mỏi, và khi thấy mỏi mắt, nhức đầu, nên:
- Dùng ghế tựa và chỉnh ghế với độ cao hợp với quan hệ Mắt - màn hình.
- Rời máy, đi bách bộ từ 1 - 2 giờ.
- Nên nghỉ giải lao ngắn có định kỳ trong thời gian làm việc để tập một số động tác về cổ, vai và lưng như:
+ Nghiêng đầu về bên trái, phải, trước sau rồi lắc tròn ngược đi, ngược lại.
+ Nhún vai lên, xuống rồi quay tròn.
+ Ở tư thế đứng hay ngồi, cúi xuống phía trước mặt, hai bên phải, trái rồi quay tròn.
Các động tác vận động cũng giúp các đầu mút thần kinh hồi phục được lượng chất dẫn truyền trung gian, điều này làm cơ thể đỡ mỏi mệt.
Theo VnExpress
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn