09:47 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Sức khỏe - Giới tính


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cây muồng trâu chữa gan nóng, táo bón

Thứ tư - 23/07/2014 03:14
Theo Đông y, muồng trâu có hai công dụng chính là chữa bệnh ngoài da và làm thuốc mát gan, nhuận tràng.
 
Cây muồng trâu chữa gan nóng, táo bón
Lá và hoa cây muồng trâu


Muồng trâu còn có tên khác là Muồng xức lác, có tên khoa học là Cassia alata L., họ Đậu – Fabaceae.

Cây muồng trâu thuộc dạng cây thân thảo, cao khoảng 1,5m, lá kép lông chim. Hoa mọc thành bông màu vàng ở kẽ lá và ngọn thân. Hoa to, chùm hoa dài cao, màu vàng. Quả đậu mang 2 cánh lớn 2 bên. Cành lá mở ra vào buổi sáng và khép lại vào ban đêm. Lá và hoa có mùi hôi. Bộ phận sử dụng làm thuốc là lá, hoa, quả (vỏ quả và hạt).

Theo Đông y, muồng trâu có hai công dụng chính là chữa bệnh ngoài da và làm thuốc mát gan, nhuận tràng. Với bệnh ngoài da, người ta dùng lá muồng trâu còn tươi đem giã nát để bôi vào những chỗ bị lác đồng tiền, hắc lào trên cơ thể. Sau đây là một số tác dụng của cây muồng trâu:

- Chữa nấm ngoài da, dị ứng da: Lá muồng trâu sắc đậm đặc dùng để tắm, hoặc đắp thẳng lên da hay chế biến thuốc dán từ lá đắp trực tiếp lên da.

- Chữa nóng gan, táo bón: Lấy lá muồng trâu tươi giã nát lấy nước uống, nhưng người ta thường dùng lá khô để sắc lấy nước dùng, hoặc phơi khô, tán thành bột rồi làm thành từng viên để dành sử dụng. Đơn giản nhất là phơi khô lá, rồi xay, rây lấy bột, mỗi ngày dùng 2 - 6g bột.

- Chữa hắc lào, ghẻ: Dùng lá muồng trâu tươi giã nát với ít muối xát vào vết ghẻ, hoặc lấy nước cốt bôi lên chỗ bị hắc lào, ghẻ.

- Chữa thấp khớp: Muồng trâu 40g, vòi voi 30 g, Tang ký sinh, Quế chi, Dứa dại, dễ Cỏ xước, mỗi vị 20g. Sắc uống ngày 1 thang trong 7-10 ngày.

- Chữa táo bón: Lá muồng trâu 20g, đun với 1 lít nước. Uống 1 cốc trước khi đi ngủ. Hoặc: Muồng trâu 20g, Chút chít 20g, Đại hoàng 4-6 g sắc uống trong ngày.

- Chữa đau cổ viêm họng: Súc miệng bằng dung dịch nước ép lá nghiền nát, lọc và pha loãng.

- Chữa táo bón, phù thũng, đau gan vàng da: Dùng lá, cành, rễ muồng trâu sao vàng sắc uống thường xuyên như nước chè.

- Chữa viêm thần kinh tọa: Muồng trâu 24g, cây lức 20g, Thần thông, rễ Nhàu, Kiến cò, mỗi vị 12g, Đỗ trọng 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Lưu ý: Không nên sử dụng trong một thời gian dài, những người có tỳ vị hư hàn (thường bị lạnh bụng, tiêu chảy) thì không nên uống lá muồng trâu, vì sẽ dễ bị tiêu chảy.

Nguồn: nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 461


Hôm nayHôm nay : 62985

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1320466

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74367437