17:04 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Sức khỏe - Giới tính


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cây sầu đâu cứt chuột chữa lỵ

Thứ năm - 04/09/2014 19:52
Theo Đông y, sầu đâu cứt chuột có vị đắng, có độc, vào kinh đại tràng. Tác dụng táo thấp (làm khô cái ẩm ướt) sát trùng. Chữa sốt rét, chữa lỵ, viêm túi mật…
 
Cây sầu đâu cứt chuột chữa lỵ
Cây sầu đâu cứt chuột (lúc quả còn non)


Cây sầu đâu cứt chuột còn gọi khổ sâm nam, khổ luyện tử, nha đam tử..., có tên khoa học: Brucea javanica (L) Merr. (Brucea sumatrana Roxb), thuộc họ Thanh thất (Simaroubaceae).

Cây sầu đâu cứt chuột có thân mềm (có lông), cao 2-3m. Lá mọc so le kép lông chim lẻ gồm 5-11 lá chét; phiến lá chét dài 5-10cm, rộng 2-4,5cm, mép khía răng, hai mặt có lông mềm, nhất là ở mặt dưới. Hoa đơn tính, khác gốc, mọc thành chùm xim, dài 15-25cm.

Quả hình bầu dục, màu đen. Hạt hình trứng, màu nâu đen, vỏ ngoài nhăn nheo, vị rất đắng. Thu hái quả vào mùa hè, bóc vỏ, lấy hạt, phơi khô. Khi dùng, giã nát ép vào giấy bản cho bớt dầu rồi mới chế thuốc để uống.

Trong quả sầu đâu cứt chuột có 23% dầu (hoặc 50% nếu chỉ tính đối với nhân). Dầu lỏng, màu trắng. Ngoài ra còn một glucozit gọi là kosamin, chất tanin, chất men có thể là men thủy phân, amydalin, chất quassin và một chất saponin.

Chất kosamin có tác dụng diệt trùng rất rõ rệt. Liều nhỏ gây nôn diệt giun sán, liều cao thì độc, làm tim đập chậm, nôn ra mật và máu, đi ỉa lỏng và có thể chết được. Máu người bị ngộ độc đen, không đông được, hồng cầu phồng lên, vón lại, ống tiêu hóa và màng não bị viêm.

Theo Đông y, sầu đâu cứt chuột có vị đắng, có độc, vào kinh đại tràng. Tác dụng táo thấp (làm khô cái ẩm ướt) sát trùng. Chữa sốt rét, chữa lỵ, viêm túi mật…, những người tỳ vị hư nhược nôn mửa cấm dùng. Uống quá liều có thể gây đau bụng, nôn mửa kém ăn, người mệt. Ngừng uống sẽ hết ngay. Ngày dùng 4-16g dạng thuốc sắc, bột.

Sau đây là một số tác dụng:

- Chữa viêm túi mật, viêm đường dẫn mật, sỏi túi mật, sỏi đường dẫn mật: Sầu đâu cứt chuột 10g, Kim tiền thảo 40g, Nhân trần 40g, Sài hồ 16g, Mã đề 16g, Chi tử 12g, Chỉ xác 8g, Uất kim 8g, Đại hoàng 4g. Các vị thuốc sao vàng, sắc uống ngày một thang.

- Chữa lỵ cấp tính do amip, đau quặn bụng, mót rặn nhiều, đại tiện ra chất nhầy (xích bạch lỵ), có sốt, sợ lạnh: Sầu đâu cứt chuột, Hoàng liên gai, hạt dưa hấu, bồ kết, hạt cau, Đại hoàng mỗi vị 20g tán thành bột. Uống mỗi ngày 20g, chia làm 2 lần.

- Chữa lỵ mạn tính do amip: Sầu đâu cứt chuột  45g (bỏ vỏ), quán chúng15g, Ngân hoa thán 15g, Sáp vàng 60g, quán chúng, Ngân hoa than tán thành bột mịn, lại nấu chảy sáp, hòa bột vào trộn đều, vê thành hoàn bằng hột đỗ tương. Uống lúc đói, người lớn mỗi ngày 10-15 viên.

- Chữa lỵ mạn tính do amip: Sầu đâu cứt chuột, Bách thảo sương, Sáp ong lượng bằng nhau. Tán nhỏ làm viên, ngày dùng 10g.

Chú ý: Sầu đâu cứt chuột có độc, không dùng cho trẻ em, phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú.

nguồn: nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 301

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 299


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 986857

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71214172