Gừng mọc mầm, dập nát
Chúng ta thường bắt gặp những củ gừng mọc trong bếp, có điều, gừng đã mọc mầm cũng không còn giá trị dinh dưỡng gì nữa. Gừng bị nẫu, mọc mầm mặc dù vẫn còn vị cay nhưng cũng nguy hiểm nếu dùng vì nếu chế biến nó có thể sinh ra chất lưu huỳnh, độc tố gây tổn thương cho gan.
Lưu ý khi gừng đã mọc mầm, nên nhanh chóng bỏ đi và tránh không dùng gừng mốc hỏng.
Nhiều nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol.
Khi ăn loại gừng này, dạ dày và ruột hấp thụ được rất ít chất dinh dưỡng, có khi nó còn làm cho tế bào gan nhiễm độc và biến tính, tổn hại tới công năng bài tiết của gan. Vì vậy, khi chọn gừng, bạn cần chọn gừng tươi, bề ngoài không bị héo, dập nát, mục nhũn.
Khoai tây mọc mầm rất nguy hại
Mầm khoai tây có chứa solaine – một loại glyco-alkaloid đắng và độc, độc gấp 50 lần hàm lượng khoai tây bình thường, vượt xa tiêu chuẩn an toàn cho phép. Chất độc này sẽ tập trung ở phần châm mầm, ở lớp vỏ xanh phía ngoài làm cho khoai tây bị đắng và độc tới mức không dùng được.
Sau khi ăn sẽ có những triệu chứng khô rát họng, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng tiêu chảy, viêm dạ dày cấp... Nếu nghiêm trọng còn có triệu chứng sốt, khó thở, co giật..., phải kịp thời đến bệnh viện để tránh nguy hiểm tính mạng.
Các chuyên gia khuyên, khi chọn mua khoai tây, nên mua những củ khoai tây cầm lên thấy nặng, chắc tay và lành lặn, vỏ trơn nhẵn, có màu vàng là những củ khoai tây còn tốt, ăn sẽ ngon. Tuyệt đối không được mua những củ khoai tây kém tươi, bị mọc mầm xanh.
Khi dùng khoai tây phải khoét bỏ phôi mầm và chỗ vỏ xanh trên của khoai tây rồi xắt ngâm trong nước lã 1 giờ. Khi chế biến nên tra vào nồi một thìa giấm ăn và ninh kỹ mới triệt được những chất độc trong củ khoai tây.
Khoai môn
Thực tế cho thấy, bản chất khoai môn là loại củ đã mọc mầm, chỉ là khi sử dụng người ta cắt bỏ phần thân và lá. Nhưng nếu lại mọc mầm lần nữa thì các chất dinh dưỡng trong nó ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng, chưa nói đến hương vị cũng đã biến chất.
Lưu ý khoai môn mọc mầm có thể dùng nhưng tốt nhất nên tránh.
Mầm khoai lang có chứa độc tố
Các chuyên gia khuyến cáo là không nên ăn vì mầm khoai lang vì có chứa độc tố. Chất độc này có thể gây nôn mửa, đau bụng. Nếu thấy khoai có mầm, hãy khoét bỏ phần mầm đi và ngâm khoai trong nước muối rồi mới sử dụng.
Để tránh khoai lang bị mọc mầm cần bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng, tránh gió, nơi ẩm, bí hoặc quá nóng.
Lạc
Lạc là một loại thực phẩm dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể người. Tuy nhiên, thủ phạm gây lạc mốc là một loài nấm mốc rất nguy hiểm có tên là aspergillus flavus tiết ra độc tố aflatoxin cực kỳ nguy hiểm. Độc tố này chủ yếu gây nhiễm độc gan. Aflotoxin còn là độc tố gây ung thư rất bền ở nhiệt độ cao.
Quá trình mọc mầm không chỉ khiến cho dinh dưỡng của lạc bị giảm thấp mà còn làm hàm lượng nước tăng cao, dễ gây nhiễm độc, thậm chí còn làm tăng nguy cơ gây ung thư gan.
Đề phòng lạc bị mốc và mọc mầm, sau khi thu hoạch phải kịp thời phơi khô đến mức chứa lượng nước an toàn, cất giữ ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh nhiễm khuẩn
Hành mọc mầm sẽ mất vị thơm
Đối với các loại củ sử dụng làm gia vị trong các bữa ăn hằng ngày như tỏi, hành khô... khoa học đã chứng minh khi củ mọc mầm không gây độc tố.
Tuy không độc nhưng khi ăn phải hành mọc mầm sẽ không mang lại giá trị dinh dưỡng. Nguyên nhân là do khi bị mọc mầm, các chất dinh dưỡng sẽ được nuôi cái mầm đó nên khiến hành bị xốp, ọp, mất đi chất tinh dầu không còn thơm ngon và dậy mùi nữa. Bởi vậy, mọi người cũng không nên ăn hành khi đã mọc mầm.
Cách bảo quản các thực phẩm tránh hạn chế mọc mầm Gừng: Có 2 loại gừng già và gừng non. Gừng già không thích hợp bảo quản lạnh, có thể để nơi thoáng gió hoặc vùi trong cát. Gừng non có thể bọc trong túi bảo quản để ngăn mát tủ lạnh. Tỏi: Có thể để trong túi lưới, treo nơi thoáng mát trong phòng, hoặc bảo quản trong chậu sành có lỗ thông hơi. Trong thành phần của tỏi có chất allicin, có chức năng tự sát khuẩn nên không dễ hư hỏng. Hành: Chủ yếu là bảo quản khô. Phần lớn hành khi đã qua mùa thu hoạch đều được phơi khô hoặc sấy khô. Khi mua về, trước tiên loại bỏ lớp vỏ già, vỏ bị hỏng, căn cứ vào mức độ khô ẩm của hành mà xác định xem có cần tiếp tục làm khô. Khi khô ở mức 70% có thể xếp từng lớp ở nơi khô ráo thoáng gió, nếu bảo quản lâu cần chú ý đến nhiệt độ và ẩm ướt. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn