14:43 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Sức khỏe - Giới tính


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chữa gan nhiễm mỡ bằng ăn uống

Thứ hai - 06/08/2012 23:59
Ở người bình thường, lượng mỡ trong gan dưới 5%. Do ăn uống nhiều chất béo (lipid) hoặc do rối loạn chuyển hóa làm cho lượng mỡ trong gan vượt quá 5% gọi là gan nhiễm mỡ. Siêu âm là phương pháp đơn giản phát hiện gan nhiễm mỡ. Về mặt điều trị, có nhiều biện pháp, tuy nhiên vấn đề kiêng kị trong ăn uống và sử dụng các món ăn – bài thuốc đóng một vai trò rất quan trọng.

 

Những người bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì?

Ngô: Đây là thứ ngũ cốc đặc biệt thích hợp với người bị gan nhiễm mỡ. Theo kết quả nghiên cứu của y học hiện đại, ngô chứa nhiều các axit béo không no có khả năng thúc đẩy quá trình chuyển hóa của chất béo nói chung và cholesterol nói riêng. Theo quan niệm của dinh dưỡng học cổ truyền, ngô có vị ngọt, tính bình. Ngô công dụng điều trung kiện vị lợi niệu, thường được dùng cho trường hợp tỳ vị hư yếu, chán ăn, thủy thấp đình trệ, tiểu tiện bất lợi, phù thũng, rối loạn lipid máu, thiểu năng mạch vành. Ngô là món ăn phổ biến ở nước ta, nhất là tại vùng miền núi. Thường dùng dưới dạng cháo bột ngô.

Nhộng tằm: Vị ngọt mặn, tính bình, có công dụng ích tì bổ hư, trừ phiền giải khát. Theo dược lý học hiện đại, nhộng có tác dụng làm giảm cholesterol huyết thanh và cải thiện chức năng gan. Thường dùng dưới dạng món ăn hoặc tán thành bột để uống.

 Món ăn từ nhộng tằm có công dụng ích tì bổ hư, trừ phiền giải khát.

Kỷ tử:

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, kỷ tử có tác dụng ức chế quá trình tích tụ chất mỡ trong tế bào gan, thúc đẩy sự tăng sinh tế bào gan và cải thiện chu trình chuyển hóa chất béo.

Nấm hương: Được xem là loại thực phẩm lý tưởng cho người bị gan nhiễm mỡ. Trong nấm hương có chứa những chất có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu và tế bào gan. Thường dùng dưới dạng thực phẩm để chế biến món ăn.

Lá trà (chè): Kinh nghiệm dân gian cho rằng lá trà có tác dụng giải trừ chất béo. Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy nó có khả năng làm tăng tính năng đàn hồi thành mạch, làm giảm cholesterol máu và phòng chống sự tích tụ mỡ trong gan.

Lá sen: Cũng có tác dụng giảm mỡ máu, giảm béo và phòng chống sự tích tụ mỡ trong tế bào gan. Lá sen được dùng dưới dạng hãm với nước sôi thay trà hoặc nấu cháo lá sen.

Rau cần: Chứa nhiều vitamin, có công dụng làm mát gan, hạ cholesterol máu, thúc đẩy quá trình bài tiết các chất phế thải và làm sạch huyết dịch. Thường được dùng làm rau ăn. Ngoài ra, người bị gan nhiễm mỡ nên chú trọng bổ sung các loại rau tươi như cải xanh cải cúc, rau muống… có công dụng giải nhiệt làm mát gan: cà chua, cà rốt, măng bí đao, mướp dưa gang, dưa chuột… có công dụng thanh nhiệt, thông phủ, hành khí, lợi tiểu; các loại dầu thực vật như dầu lạc, dầu vừng, dầu đậu tương… chứa nhiều axit béo không no có tác dụng làm giảm cholesterol máu; các loại thịt, cá ít mỡ và thức ăn chế biến từ đậu tương, đậu xanh, đậu đen…

Và uống gì?

Nên dùng một trong những loại trà sau đây:

Trà khô 3g, trạch tả 15g, hai thứ hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì được. Có công dụng bảo vệ gan, tiêu mỡ, lợi niệu, giảm béo. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trạch tả có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạ cholesterol, triglycered và lipopro – tein có tỷ trọng thấp, góp phần phòng chống tình trạng xơ vữa động mạch.

 Nấm hương được xem là thực phẩm lý tưởng cho người bị gan nhiễm mỡ.

Trà khô 2g, uất kim (có thể thay bằng nghệ vàng), cam thảo sao vàng 5g, mật ong 25g. Tất cả thái vụn, hãm với nước sôi, uống trong ngày; có công dụng làm gan thư thái, tiêu trừ tích trệ và lợi niệu. Uất kim đã được chứng minh là có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu khá tốt.

Trà khô 3g, cát căn (sắn dây thái phiến) loa, lá sen 20g. Tất cả thái vụn hãm uống thay trà có công dụng giải độc, hạ mỡ máu, giảm béo. Cũng có thể chỉ cần dùng lá sen tươi hoặc khô thái vụn hãm uống thay trà hàng ngày.

Rễ cây trà 30g, trạch tả 60g, thảo quyết minh 12g. Tất cả thái vụn hãm uống trong ngày. Loại trà này thích hợp với người bị nhiễm mỡ gan kèm theo tình trạng rối loạn lipid máu, bệnh lý mạch vành.

Trà tươi 30g, sơn tra 10g. Hai vị hãm nước sôi uống hàng ngày có công dụng tiêu mỡ giảm béo. Nghiên cứu dược lý hiện đại đã chứng minh sơn tra có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu rất tốt và góp phần thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất đường và chất béo trong gan.

Hoa trà 2g, trần bì 2g, bạch linh 5g. Ba thứ thái vụn hãm với nước trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Có công dụng kiện tì hóa thấp, lợi niệu trừ đàm. Cần chú ý kiêng kỵ các thực phẩm và đồ ăn quá béo như mỡ động vật, lòng đỏ trứng, não và gan gia súc, bơ…; các thứ quá cay và nóng như gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, rượu, cà phê, trà đặc…  

Lương y Hoài Vũ

Theo suckhoedoisong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 194


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1011914

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72694623