05:50 EST Chủ nhật, 12/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Sức khỏe - Giới tính


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chuyên gia tiết lộ bí quyết chăm sóc hệ miễn dịch: Bạn nên áp dụng càng sớm càng tốt

Chủ nhật - 12/03/2017 08:51
Hệ miễn dịch giống như chiếc áo bảo vệ sức khỏe. Việc duy trì hệ miễn dịch khỏe nghĩa là bạn sẽ phòng tránh được sự tấn công của các yếu tố bên ngoài. Đây là 8 bí quyết cần biết.
Chuy&rgb(2, 3, 4);n gia tiết lộ b&rgb(2, 3, 7); quyết chăm s&rgb(2, 4, 3);c hệ miễn dịch: Bạn n&rgb(2, 3, 4);n &rgb(2, 2, 5);p dụng c&rgb(2, 2, 4);ng sớm c&rgb(2, 2, 4);ng tốt

Sức khỏe của chúng ta phụ thuộc rất lớn vào hệ miễn dịch . Nói điều này có thể hơi trừu tượng với một số người, bởi hệ miễn dịch là thứ chúng ta khó nhìn thấy, khó cảm nhận được sự thay đổi của nó. Nhưng bất kỳ ai có hệ miễn dịch yếu, đều ít nhiều có bệnh.

Vậy, bí quyết c hăm sóc hệ miễn dịch tốt nhất là gì, làm sao để sống khỏe mà không phải dùng thuốc? Chuyên gia Chu Xuân Lăng, phó hội trưởng Hội dinh dưỡng và an toàn thực phẩm thuộc Hiệp hội Y học lão niên Trung Quốc chia sẻ bài viết cải thiện sức khỏe một cách đơn giản.

1. Ngủ đủ giấc

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu con người liên tục thức khuya dài ngày sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch, tạo kẽ hở để virus tấn công vào cơ thể.

Đêm khuya là thời gian để cơ thể tiêu thụ các chất và tiêu hóa thức ăn. Nhiều người có thói quen thức khuya để làm việc, ít vận động, sẽ dẫn đến sự tích tụ của chất béo, rất khó khăn để phát hiện ra quá trình tích tụ đó, lâu dài sẽ làm giảm khả năng miễn dịch.

Một giấc ngủ sâu và đủ là khi tỉnh dậy cảm thấy cơ thể sung sức, tinh thần sảng khoái, thể chất hồi phục, tràn đầy năng lượng. Người trưởng thành cần ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày, người già cố gắng không ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày.

2. Ăn sáng với sữa chua

Một kết quả nghiên cứu của Hiệp hội Y tế Mỹ cho rằng sữa chua có thể làm cho cholesterol "xấu" giảm, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu 47%.

Thành phần sữa chua chứa một số chế phẩm sinh học, giúp cải thiện đáng kể khả năng miễn dịch và kháng bệnh.

Nên ăn sữa chua vào ban ngày để bổ sung năng lượng tốt hơn so với buổi tối, đồng thời dễ tiêu hóa và hấp thụ.

3. Ăn tỏi

Theo nghiên cứu của Trung tâm Y tế thuộc Đại học Maryland (Mỹ), ăn tỏi không chỉ giúp cải thiện hệ thống miễn dịch, mà còn giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Trong nhóm cây họ hành, tỏi có chứa các hợp chất kháng virus, sẽ giúp cải thiện hệ thống miễn dịch. Tỏi có thể ức chế các phản ứng viêm nhiễm, giảm hư tổn đến các tế bào.

Tuy nhiên tỏi thường dễ bay hơi khi tiếp xúc với nhiệt, nên băm nhỏ sau 10 -15 phút mới ăn, để cho các chất trong tỏi tương tác với nhau, nâng cao giá trị dinh dưỡng. Ngoài ra, tỏi có tác dụng kích thích dạ dày, các bệnh nhân tiêu hóa hạn chế ăn nhiều.

4. Ăn canh thịt gà

Từ xưa, trong dân gian có bài thuốc là món cháo gà ăn nóng để trị cảm lạnh. Trung tâm Y tế Nebraska (Mỹ) nghiên cứu cho thấy, nấu canh thịt gà với các loại rau có tác dụng chống viêm, giúp bỏ tình trạng viêm của người bệnh.

Súp gà, canh gà có thể làm giảm các triệu chứng như đau, nghẹt cổ họng. Món này nên nấu cùng hành tây, khoai lang, củ cải, cà rốt, cần tây, rau mùi tây và một số gia vị hợp khẩu vị khác.

5. Uống nước mật ong , gừng, chanh

Chất chống oxy hóa trong mật ong là lực đẩy hỗ trợ cải thiện khả năng miễn dịch rất tốt mà bạn nên sử dụng hàng ngày.

Gừng tươi là thuốc giảm đau tự nhiên đồng thời là thuốc giải độc, có tác dụng chống lại nhiễm trùng, loại bỏ virus cúm trong cơ thể.

Chanh là trái cây rất giàu vitamin C, chất chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi các phân tử gốc tự do có hại, thúc đẩy hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Tắm nước ấm có thể làm cho các lỗ chân lông mở, bài tiết mồ hôi, vitamin C có thể làm giảm bớt các triệu chứng của sốt, đau nhức cơ bắp. Khi bị cảm lạnh, uống nước mật ong, nước chanh, cũng có thể giảm triệu chứng ốm.

6. Duy trì tập luyện, vận động

Thư viện Quốc gia Mỹ từng nghiên cứu cho rằng, tập thể dục không chỉ là cách thanh lọc độc tố, mà còn làm cho các tế bào và mạch máu dễ dàng lưu thông, cải thiện khả năng miễn dịch.

Tập thể dục làm săn chắc và tăng khối lượng cơ bắp của cơ thể, duy trì tình trạng hấp thụ dinh dưỡng tốt.

Để duy trì sức khỏe và sự dẻo dai, mọi người tối thiểu nên vận động 5 lần/tuần, mỗi lần 30-60 phút.

Hàng ngày, bạn nên đi bộ khoảng 6.000 bước hoặc đi xe đạp, cầu lông, bơi lội, yoga để tăng cường hoạt động thể chất.

7. Tắm nắng nhiều hơn

Khoa Y dược trường Đại học Yale – Mỹ trong một nghiên cứu phát hiện ra rằng ánh sáng mặt trời giúp giảm bớt tác hại của virus cúm và bệnh hô hấp thông thường.

Việc duy trì lượng vitamin D cao trong cơ thể sẽ rất tốt, giúp ngăn ngừa viêm họng, cảm lạnh, nghẹt mũi và một số vấn đề sức khỏe khác.

Những người tắm nắng ít, sống ở các vùng ít nắng sẽ rất dễ bị nhiễm virus cúm hơn so với người hay vận động hoặc có công việc làm ở ngoài trời. Việc tắm nắng đầy đủ giúp chuyển hóa vitamin D, làm giảm nguy cơ béo phì một cách hiệu quả mà không tốn nhiều chi phí.

Phụ nữ mang thai, người già, trẻ em, những đối tượng dễ bị thiếu vitamin D và canxi, nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều hơn.

Mỗi ngày chỉ cần tắm nắng khoảng 30 phút. Trong quá trình đó, bạn có thể xoa tay cho nóng lên, mát-xa mặt để làm dịu các dây thần kinh, giảm căng thẳng, mệt mỏi.

8. Luôn nở nụ cười

Thái độ tích cực và lạc quan không chỉ làm giảm mức độ căng thẳng của cơ thể, mà còn thúc đẩy giấc ngủ sâu hơn.

Các nhà nghiên cứu trường Đại học Stanford – Mỹ cho rằng, tiếng cười có thể làm tăng số lượng các kháng thể và các tế bào miễn dịch trong máu và nước bọt, kích thích giác quan.

Tâm trạng thoải mái có thể làm giảm nồng độ hóc-môn căng thẳng, tăng hoặc kích hoạt các tế bào miễn dịch. Do vậy, cần phát huy những suy nghĩ tích cực, tập thể thao, đọc sách, trò chuyện với bạn bè sẽ làm giảm áp lực của cuộc sống.


Tác giả bài viết: Vân Hồng - Tri Thức Trẻ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 238


Hôm nayHôm nay : 37940

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 473988

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73520959