01:03 EST Thứ tư, 01/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Sức khỏe - Giới tính


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Có một Hà Tĩnh tỏa sáng muôn phương

Thứ bảy - 09/03/2013 08:54

 

Nguyễn Thanh Bình - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy

Trong một lần về Hà Tĩnh gặp gỡ với khán giả yêu thơ, nhà thơ Trần Đăng Khoa nhận định: Có một Hà Tĩnh tỏa sáng ngay trên chính mảnh đất quê hương và có một Hà Tĩnh tỏa sáng muôn phương. Tôi muốn dùng ý tứ ấy của Trần Đăng Khoa để nói về những người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh, những nhà khoa học, văn nghệ sĩ, trí thức đã chắt lọc tinh chất từ dòng sữa mát lành và truyền thống, khí chất quê hương để góp phần làm rạng danh đất nước trên khắp hành tinh.

Với thế núi hình sông và vị trí “đòn gánh” gánh hai đầu đất nước, Hà Tĩnh luôn được coi là mảnh đất giang sơn tụ khí. Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc, mảnh đất này luôn xuất hiện những anh hùng, văn nhân, hiền tài nổi tiếng. Tiếp nối mạch nguồn được tích trữ và lưu truyền từ cha ông, thế kỷ XX đã xuất hiện nhiều chiến sỹ cách mạng kiên trung như Tổng Bí thư Trần Phú, Tổng Bí thư Hà Huy Tập, anh hùng Lý Tự Trọng,…

Có một Hà Tĩnh tỏa sáng muôn phương
Đường về Hà Tĩnh. Ảnh: Quang Vinh

Hà Tĩnh là đất nuôi chí anh hùng với tiếng trống Xô viết năm 1930, với Ngã ba Đồng Lộc kiên cường, Làng K130 anh dũng. Cả nước biết đến Hà Tĩnh là mảnh đất văn hóa với nhiều làng khoa bảng, nhiều nhà thơ, nhà văn lớn, như Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Xuân Diệu, Huy Cận... Không chỉ thế, Hà Tĩnh còn là cội nguồn, nơi sản sinh và nuôi dưỡng nhiều nhà khoa học như Giáo sư Nguyễn Đình Tứ, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, Giáo sư Lê Văn Thiêm... Ngày nay, con em Hà Tĩnh đang nối bước các bậc tiền nhân, nỗ lực không biết mệt mỏi trên các lĩnh vực.

Về khoa học lịch sử, giới nghiên cứu cả nước thường nhắc đến “tứ trụ” Lâm - Lê - Tấn - Vượng (GS Đinh Xuân Lâm, GS Phan Huy Lê, GS Hà Văn Tấn, GS Trần Quốc Vượng). 3 người trong “tứ trụ” là con em quê hương Hà Tĩnh. Đến nay, GS Đinh Xuân Lâm ở tuổi ngoại bát tuần vẫn còn miệt mài nghiên cứu, viết sách và hướng về quê hương. Đặc biệt, với những đóng góp to lớn của mình cho đất nước, nhất là với Hoàng thành Thăng Long, GS Phan Huy Lê đã được phong là công dân ưu tú của Thủ đô Hà Nội, Viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp. Kế tiếp nguồn mạch truyền thống của quê hương, các GS Nguyễn Khắc Phi, Phong Lê, PGS Vũ Ngọc Khánh… đã có những đóng góp trên lĩnh vực GD-ĐT, nghiên cứu văn học, văn nghệ, làm giàu thêm bản sắc văn hóa của dân tộc. Trên lĩnh vực Toán học, phải kể đến GS Lê Thị Hoài An (Đại học Loraine - Pháp) nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực Toán ứng dụng và Tin học với 150 công trình khoa học. Đóng góp trên lĩnh vực Toán học còn có GS-TS Đinh Nho Hào, GS Hà Huy Khoái quê Hương Sơn, GS Phùng Hồ Hải quê Đức Thọ…

Trên lĩnh vực y học, rất nhiều vị giáo sư, phó giáo sư đã có những phát minh khoa học, những sáng kiến trong công tác quản lý như GS - NGND Hà Huy Khôi - Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, người có rất nhiều đề tài về khoa học dinh dưỡng; GS, Thiếu tướng Lê Năm - Giám đốc Viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác, người rất tâm huyết trong việc chữa bệnh bằng y học cổ truyền và xây dựng Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông; PGS Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế, người con của quê hương Cẩm Xuyên từng được nhận Huân chương Bắc đẩu bội tinh của Pháp; PGS Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương được nhân dân mệnh danh là “người có bàn tay vàng”; PGS Trần Hậu Khang - Phó Chủ tịch Hiệp hội Da liễu châu Á, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương là người đạt giải thưởng quốc tế mang tên “Cống hiến”; PGS Nguyễn Duy Huề hiện là Chủ nhiệm khoa Chẩn đoán hình ảnh của Bệnh viện Việt - Đức…

Có một Hà Tĩnh tỏa sáng muôn phương
Ngã Ba Đồng Lộc. Ảnh: Sỹ Ngọ

Trên lĩnh vực khoa học môi trường, Hà Tĩnh tự hào với GS Võ Quý, người con của quê hương Đức Thọ. Ông được Tạp chí Times bình chọn là một trong 35 vị anh hùng về môi trường của thế giới và năm 2012 là một trong 3 người được nhận giải thưởng MDRI của Liên hợp quốc về đa dạng sinh học. Ở tuổi 84, ông vẫn còn say mê nghiên cứu và có nhiều phát kiến về bảo vệ môi trường. GS-TS-NGND Phan Nguyên Hồng là nhà khoa học đầu ngành về lĩnh vực nghiên cứu bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn, từng nhận giải thưởng Cosmos (Nhật bản); GS Lê Đình Khả - chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực chọn tạo giống cây rừng, là một trong 7 nhà khoa học được Chính phủ Úc tặng huy chương.

Trên lĩnh vực nghệ thuật, nữ GS Trần Thu Hà, cháu ruột của cố Tổng Bí thư Trần Phú, nguyên Giám đốc Nhạc viện Hà Nội nổi tiếng là một nghệ sĩ đàn pianô. Lĩnh vực Vật lý có GS Phùng Hồ. Một số giáo sư đồng thời là các nhà chính trị, nhà triết học, kinh tế như GS Nguyễn Đức Bình, GS-TS Lê Xuân Tùng, GS Lê Xuân Lựu, GS Nguyễn Đình Kháng…

Còn rất nhiều những người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh mà trong khuôn khổ bài viết này chúng ta không thể đề cập hết. Đó là tinh hoa, là tinh túy của miền quê núi Hồng, sông La. Quê hương Hà Tĩnh luôn tự hào dõi theo bước đi của những người con ưu tú, biết rằng, dù nơi góc bể chân trời với biết bao nỗ lực lo toan, nhọc nhằn nhưng họ vẫn luôn hướng về quê hương. Những kỷ niệm ấu thơ, những hình ảnh thân quen của quê nhà sẽ là hành trang nâng bước chân những người con trên chặng đường đi tới đỉnh cao xán lạn của khoa học và sáng tạo.

Quê hương nay đã đổi thay nhiều nhưng vẫn còn không ít khó khăn, gian khổ. Đội ngũ trí thức là con em quê hương đã thành đạt, những người con xa xứ trên mọi miền đất nước và ở nước ngoài đã, đang và sẽ là nguồn lực to lớn để giúp tỉnh nhà vượt qua khó khăn, thách thức. Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà mong tiếp tục được đón nhận nghĩa cử cao đẹp của những người con xa quê, nhất là những đóng góp thiết thực của các giáo sư, phó giáo sư, văn nghệ sĩ, trí thức… trong công cuộc đổi mới quê hương.

Theo Baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 126

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 125


Hôm nayHôm nay : 1581

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1581

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73048552