15:00 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Sức khỏe - Giới tính


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Côn Đảo xa mà gần

Chủ nhật - 12/08/2012 21:43
Nhìn từ trên máy bay xuống, phía dưới chỉ toàn mây và mây, thi thoảng, có những vạt nước hiện ra mờ ảo, lau lách phía bên dưới, đó chính là đại dương. Những cơn sóng nhìn từ trên cao lăn tăn và phẳng lặng như mặt nước hồ thu. Rõ ràng, nhìn từ trên cao, mọi thứ đều nhỏ bé, kể cả, cái dữ dội của đại dương cũng bỗng chốc hoá thành dịu êm…

Ven con đường Tôn Đức Thắng mới thực sự là linh hồn của đảo. Người ta nói, những gốc bàng già ở Côn Đảo khẳng khiu nhưng rắn rỏi và ví nó như “chứng nhân” của lịch sử, từng chứng kiến bao quá khứ đau thương nhưng oai hùng của các tù nhân chính trị năm xưa trên Côn Đảo.

 

Bia tưởng niệm hơn 914 các Bác và các Cô Chú đã anh dũng hy sinh.

 

Quá khứ chẳng thể ngủ yên khi nỗi mất mát của con người quá lớn. Hàng loạt những công trình, kiến trúc vẫn còn đó như một minh chứng cho một thời kỳ đau thương lịch sử. Trong suốt 113 năm (từ tháng 2 năm 1862 đến tháng 5 năm 1975), kẻ thù đã giam giữ, tù đày, tra tấn hàng vạn người yêu nước và các chiến sĩ cộng sản. Gắn với mỗi cái tên công trình, kiến trúc là hàng trăm, thậm chí hàng ngàn những con người bị tra tấn đã ngã xuống.

Cầu tàu 914 là nơi có ít nhất 914 người đã ngã xuống trong quá trình lấy đá từ Núi Chúa mang ra biển để xây dựng cầu tàu. Điạ danh Ma Thiên Lãnh – cái tên mới nghe thôi cũng đã cảm thấy rợn người là nơi từng có ít nhất 356 người (theo nhẩm tính của các tù nhân, thực tế có thể còn cao hơn) ngã xuống bởi đòn roi, tra tấn, hành hạ dã man của kẻ địch. Banh 1 (Bagne 1, tức trại Phú Hải) , Banh 2 (Bagne 2, tức trại Phú Sơn), Banh 3 (Bagne 3, tức trại Phú Thọ)….là nơi có hàng vạn người, hàng vạn chiến sĩ yêu nước bị giam cùm, tra tấn, trong đó, có những tên tuổi lừng lẫy (như: các cụ Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế…, các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn…) hi sinh được cả nước, nhân dân muôn đời ca ngợi.

Những cầu tàu, nhà tù năm xưa vẫn còn đó nhưng Côn Đảo hôm nay đã không còn là “địa ngục giưã trần gian”. Quá khứ đã khép lại, cánh cửa nhà tù cũng khép lại và trở thành một trong những di tích lịch sử quốc gia mà bất kỳ ai đặt chân lên Côn Đảo cũng muốn tìm đến.

Trong câu chuyện kể của anh bạn tôi, người con miền Bắc đang công tác tại Côn Đảo có cả cái đau thương cho một thời quá khứ, nhưng sâu thẳm trong tâm hồn họ là tất cả sự thân thiện mà mà người dân muốn dành cho chúng tôi. Tôi lặng người trước những câu chuyện kể tội ác của kẻ địch, với những gì được chứng kiến và chợt nhận ra những giọt nước mắt ấm nóng không chỉ lăn trên mỗi gò má của mình…

 
Đất Côn Đảo đã trở thành đất thiêng và trong câu chuyện của ngày hôm nay, tôi bắt gặp những con người Côn Đảo hiền hoà, thân thiện. Họ yêu lao động, mến hoà bình và muốn dựng xây cho quê hương mình trở nên giàu đẹp. Những phiên chợ vẫn được mở thường kỳ vào mỗi buổi sáng. Ở đó, có những rau xanh, hải sản,… tất cả những thứ thiết yếu cho cuộc sống. Cũng là buôn bán nhưng người Côn Đảo không có thói quen và cũng không thích nói thách.

Côn Đảo hôm nay đã có nhiều bước tiến và phát triển tốt, tuy nhiên, sự xa cách về địa lý cũng gây ra khá nhiều khó khăn cho sự phát triển kinh tế và văn hoá của địa phương. Những ngôi trường các bậc học đều khang trang đã định hình trên Côn Đảo, tuy nhiên, số người học tiếp lên đại học và học cao hơn nữa vẫn còn quá ít ỏi. Một sự đầu tư mạnh mẽ hơn nưã về vấn đề học vấn ở Côn Đảo là điều cần thiết và tôi nghĩ, cần nhiều hơn nữa những chính sách ưu đãi, kể cả việc trợ giúp học phí cho các em học sinh – sinh viên ở vùng đảo xa này.

“Bất đáo trường thành phi hảo hán”, người Trung Quốc thường nói vui đầy tự hào như vậy và có câu chuyện còn kể rằng, một cụ già trước khi qua đời, ngẫm mình tuổi già sức yếu, chẳng sống bao lâu nên nhất mực đòi con cháu phải cõng lên thăm vạn lý trường thành một phen cho thỏa chí.

Côn Đảo không như vạn lý trường thành, nhưng lại là mảnh đất thiêng, là nơi từng có các bậc anh hào tụ hội: Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn, Lê Hồng Phong, Nguyễn An Ninh, Võ Thị Sáu… Vì vậy, chẳng là quá đáng khi ai đó nói rằng, Côn Đảo chính là bàn thờ thiêng của tổ quốc và khuyến khích mọi người nên hành hương về Côn Đảo, nơi ấy khi xưa là địa ngục trần gian, ngày nay là thánh đường của du lịch.

Anh Thư

 

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nhìn từ

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 251

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 250


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1012724

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72695433