01:24 EST Thứ tư, 20/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Sức khỏe - Giới tính


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Củ riềng làm thuốc

Thứ năm - 28/12/2017 02:25
Củ riềng là gia vị rất quen thuộc trong nhiều món ăn. Nó còn có tên khác là lương khương, riềng ấm..., tên khoa học: Alipinia officnarum Hance. Cao lương khương là rễ (củ) khô cây riềng. Cây mọc hoang và trồng nhiều ở khắp các miền. Trong Đông y, nó còn là vị thuốc có dược tính cao.

Củ riềng chủ yếu chứa tinh dầu (0,5-1,5%). Theo Đông y, cao lương khương vị cay, tính ôn. Vào kinh tỳ và vị. Có tác dụng ôn trung, tán hàn, chỉ thống, tiêu thực. Dùng trị các chứng đau bụng, cảm lạnh, nôn mửa, tiêu hóa kém... Ngày dùng 3-6g. Sau đây là một số phương thuốc có cao lương khương làm chủ dược.

Trị tâm thống do vị hàn:

Biểu hiện: Bụng đau do lạnh, chân tay lạnh, nôn ra nước miếng trong, không muốn ăn uống. Dùng bài: Cao lương khương thang: cao lương khương 48g, đương quy (sao sơ) 30g, hậu phác (chế gừng) 60g, quế tâm 30g. Các vị sắc với 600ml nước còn 200ml nước, uống ấm trong ngày. Tác dụng: ôn lý, tán hàn, hạ khí, hành trệ.

Củ riềng là vị thuốc đa năng.

Trị chứng can khí uất trệ, sườn bụng đau: Dùng bài Lương phụ hoàn: cao lương khương, hương phụ lượng bằng nhau. Các vị tán thành bột mịn trộn với nước cơm, nước gừng tươi cho tí muối làm thành viên nhỏ, mỗi lần uống 4 - 6g/2 lần, hoặc sắc uống. Tác dụng: ôn trung tán hàn, hành khí chỉ thống.

Trị thấp nhiệt hạ chú, chứng xích, bạch đới hạ: Dùng bài Thư thụ cản hoàn: lương khương sao cháy 12g, hoàng bá sao cháy 12g, thược dược 8g, thu thụ căn 60g. Các vị tán bột làm hoàn bằng hạt ngô, mỗi lần 30 viên uống vào lúc đói. Công dụng: thanh nhiệt hóa thấp thu liễm, chỉ đới.

Trị hoắc loạn, nôn mửa không ngừng: cao lương khương sống giã nát 6g, đại táo 3 trái. Sắc uống nguội.

Kiêng kỵ: Người bị nôn mửa do vị hỏa và tiêu chảy do trường vị có nhiệt không nên dùng.

Theo Lương y Minh Phúc/SKĐS

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 214

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 211


Hôm nayHôm nay : 27088

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 847326

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71074641