00:19 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Sức khỏe - Giới tính


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Dễ méo miệng, liệt mặt vì thức khuya

Thứ hai - 07/01/2013 22:55
Theo bác sĩ Duy Anh, Phòng khám BV E Hà Nội, những người hay làm việc khuya vào mùa lạnh dễ bị tăng nguy cơ liệt mặt, méo miệng.
Dễ méo miệng, liệt mặt vì thức khuya

Dễ méo miệng, liệt mặt vì thức khuya

Nguyên nhân là vì căng thẳng thần kinh, hệ tim mạch rơi vào trạng thái ức chế quá mức do thời tiết làm hủy hoại dây thần kinh số 7.
 
Ai dễ mắc?
 
Sáng sớm tỉnh dậy, chị Thu Hồng (Gia Lâm, Hà Nội) tá hỏa khi thấy bị méo mồm, liệt nửa bên mặt. Sau khi được bác sỹ khám và tìm hiểu nguyên nhân, chị Hồng ngạc nhiên khi nhận được kết luận nguyên nhân liệt mặt, méo miệng của chị là do thức khuya.
 
Chị Thu Trà (Hải Phòng) đi chơi về khuya mới tắm. Vừa ra khỏi phòng tắm, chị Trà bỗng thấy choáng váng và ngã xuống sàn. Sáng hôm sau lúc đánh răng, chị Trà mới hoảng hốt vì nhân trung lệch, môi miệng hơi bị nhếch về phía bên trái. Bây giờ, niềm khát khao lớn nhất của chị là làm sao để mặt mũi trở lại cân đối, bình thường…
 
Theo bác sĩ Duy Anh, vào ban đêm mùa đông nhiệt độ hạ thấp hẳn so với ban ngày. Những người hay thức khuya cơ thể luôn mệt mỏi, sa sút tinh thần, sức đề kháng giảm, thần kinh bị căng thẳng, hệ tim mạch rơi vào trạng thái ức chế quá mức vì lạnh... dẫn tới sự gia tăng gốc tự do làm hủy hoại dây thần kinh số 7. “Nếu chỉ một vài đêm làm việc quá muộn thì chưa sao, nhưng lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ liệt mặt, méo miệng”, bác sĩ Duy Anh khuyến cáo.
 
Theo bác sĩ Phạm Hữu Lợi, Viện Châm cứu TƯ, liệt thần kinh mặtxảy ra khi dây thần kinh điều khiển các cơ mặt bị viêm và bị chèn ép. Có  thể hiểu nôm na là dây thần kinh điều khiển các cơ mặt phải đi qua một khe xương hẹp, khi nhiễm siêu vi sẽ bị sưng lên, kẹt trong các hốc xương nên bị tổn thương lớp màng bọc, khiến tín hiệu thần kinh bị cản trở, gây ra tê liệt và yếu các cơ mặt.
 
Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, dễ mắc là phụ nữ có thai, bị bệnh tiểu đường, cảm cúm, suy giảm miễn dịch, lứa tuổi trung niên và người già, người có thể trạng yếu, ít tập luyện, ít tiếp xúc với thiên nhiên, môi trường bên ngoài (ít ra gió), có tiền sử hạ đường huyết, huyết áp cao, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch… Đặc biệt là những người ham nhậu nhẹt, uống nhiều bia rượu và đi về trong đêm khuya bởi cồn làm nóng cơ thể nhưng giã rượu sẽ bị lạnh. Mặt khác lượng cồn trong máu đưa đến não và các cơ quan khác khiến mạch máu co lại (hoặc giãn ra tùy thể trạng mỗi người), làm cơ thể mất nhiều nhiệt, hơi ấm thoát ra ngoài không được bảo vệ, gặp phải khí lạnh sẽ bị cảm.
 
Làm gì khi liệt mặt?
 
Theo bác sỹ Duy Anh, nếu một sớm ngủ dậy, thấy một bên mặt hơi cứng khác thường, soi gương thấy một bên bị xệ xuống, miệng méo, mắt bên bệnh không thể nhắm kín và có nước mắt chảy ra… thì không nên cho rằng mình bị tai biến mạch máu não. Bạn hãy bình tĩnh xem xét, nếu thấy các triệu chứng chỉ có ở mặt thì nên nghĩ tới chứng liệt dây thần kinh mặt. Nếu liệt mặt, méo miệng xảy ra ban ngày sẽ gây tê liệt đột ngột, yếu hẳn một bên mặt gây khó cười nói, khó nhắm mắt, cử động mặt bên, đau trong tai bên bệnh, nhức đầu; mất vị giác, nước mắt và nước miếng tiết ra nhiều hơn… 
 
Khi trong gia đình có người bị liệt mặt, méo miệng bị cao huyết áp, bạn tuyệt đối không được cạo gió mà nên giúp nạn nhân uống thuốc hạ áp để ổn định huyết áp, rồi nhanh chóng đưa đi bệnh viện để được cứu chữa kịp thời. Việc cạo gió, đánh cảm sẽ mất thời gian cần thiết để cấp cứu cho bệnh nhân, có khi còn gây giãn mạch, nặng thêm tình trạng thiếu máu não.
 
Theo bác sĩ Phạm Hữu Lợi, người bị trúng gió méo miệng, liệt dây thần kinh số 7 trong 3 ngày đầu tiên phần lớn chữa khỏi và hồi phục sau từ 4-6 tuần. Nhưng điều trị chậm, hoặc điều trị không đúng cách sẽ tiến triển xấu, gây biến chứng và di chứng như viêm loét giác mạc, co giật cơ mặt, co cứng nửa mặt...
 

Theo Thầy thuốc nhân dân Trần Văn Bản, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, liệt mặt thường phát hiện đột ngột sau một đêm ngủ dậy, hoặc bị cơn gió lạnh thổi qua. Có nhiều nguyên nhân gây liệt mặt, méo miệng, trong đó có thức khuya, bị lạnh, do các chấn thương, viêm nhiễm khác gây nên. Có tới 75% trường hợp lạnh làm ảnh hưởng tới dây thần kinh số 7, gây liệt mặt ngoại biên. Mùa nào cũng có thể xảy ra bệnh nhưng hay gặp vào mùa đông.

 
Hà Dương
tinmoi.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 398

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 395


Hôm nayHôm nay : 26647

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 586917

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70814232