05:23 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Sức khỏe - Giới tính


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Dược thảo: Cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình 5 "đúng"

Chủ nhật - 17/09/2017 20:57
Việc Đại tá, ThS.BS Nguyễn Lê, Bệnh viện 103, Giảng viên Học viện Quân y, tự chữa lành khối ung thư gan nguyên phát giản đơn qua việc dùng “đu đủ Mỹ” (táo mãng cầu pawpaw), đang làm “dậy sóng” dư luận. Dược chất trong táo pawpaw là acetogenin, và đây là cách “hóa trị liệu” với thuốc điều trị có nguồn gốc thực vật.

Định danh thuốc điều trị

Theo từ điển mở Wikipedia, thuốc là hóa chất dùng để điều trị, chữa lành, ngăn ngừa, chẩn đoán bệnh, hoặc dùng để nâng cao thể lực và trí lực. Các sinh chất vốn có trong cơ thể nhưng được đưa thêm từ ngoài vào cũng được gọi là thuốc, ví dụ: các hóc-môn insulin, steroid, vitamin.., các chiết xuất chất đạm, chiết xuất nhau thai, tổ chức gan…

Thuốc điều trị có hai nguồn gốc: một là các dẫn chất, chiết xuất từ nguồn gốc tự nhiên hóa chất vô cơ, hữu cơ có từ khoáng, động và thực vật, và hai là hợp chất được các hãng bào chế tổng hợp trong phòng thí nghiệm sinh dược.

 

Dù từ nguồn dẫn xuất nào, khi sử dụng thuốc cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình 5 “đúng” bắt buộc là: đúng căn bệnh, đúng dạng thuốc, đúng liều lượng, đúng liệu trình và đúng cách dùng, thiếu chắc chắn có hại.

Trong thiên nhiên, có nhiều món ăn thực vật có chứa những hợp chất sinh học có tác dụng như một vị thuốc và chúng ta có hai cách sử dụng: một là làm thức ăn dưới dạng thực phẩm chức năng và hai là chiết xuất dược chất tinh lọc để làm thuốc chữa bệnh. Ví dụ: Rau má là một loại rau bình thường, có thể dùng làm thực phẩm chức năng để thanh nhiệt giải độc và cũng có thể chiết xuất các glycosid asiaticosid và centellosid để sản xuất dược phẩm da liễu quý Madecassol.

ABC vài loại cây thuốc và dược phẩm thông dụng

*Cà độc dược

Cà độc dược, mạn đà la, tên khoa học là Datura metel, thuộc họ Cà (Solanaceae) trong cây, lá và hột có chứa nhiều alkaloid, chủ yếu là scopolamin, hyoscyamin, atropin và các saponin, flavonoit, tanin....

Tác dụng dược lý chủ yếu của các alkaloid từ cà đọc dược là giãn phế quản, giãn đồng tử, giảm nhu động ruột và dạ dày, giảm co thắt, làm khô nước bọt, dịch vị, mồ hôi…..

Dùng nhiều cà độc dược sẽ có dấu hiệu “no atropine”: mạch rất nhanh, đồng tử dãn to, mặt đỏ, thần kinh quờ quạng…Biết được điều này, một số lang vườn gian ác đã cho uống cà độc dược liều cao khiến người bị chó cắn bị “no atropine” và lừa gạt rằng con chó chắc chắn là bị dại!

* Cà phê

Cafein, trimethylxanthine, coffeine, theine, mateine, guaranine, hay 1,3,7-trimethylxanthine, là alkaloid nhân xanthine chiết trích từ hạt của các loại cà phê, trà, hạt cola, ca cao...

Cafein có nhiều tác dụng dược lý trên: (1) Hệ thần kinh trung ương, làm hưng phấn, mất cảm giác mệt nhọc, buồn ngủ, tăng cường cảm nhận của ngũ quan, tăng phát kiến, minh mẫn; (2) Tim mạch, kích thích làm tim đập nhanh, tăng lưu lượng tim và lưu lượng mạch vành, thay đổi huyết áp; (3) Hô hấp, kích thích trung tâm hô hấp ở hành não, giãn phế quản và mạch phổi do tác dụng trực tiếp trên cơ trơn; (4) Trên các cơ quan khác, giãn mạch thận và lợi niệu, tăng tiết acid và enzyme dịch vị.

Do đó, cafein được dùng điều trị suy hô hấp, hen, suy tim, phối hợp với thuốc hạ sốt, thuốc kháng histamin.. Cafein còn được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều đồ uống…

Nhưng dùng nhiều cafein gây căng thẳng thần kinh, tăng huyết áp, kích thích nhu động ruột gây hộ chứng ruột kích thích IBS, tiểu nhiều, mất ngủ, ức chế, mệt mỏi. Liều chết LD50 của cafein khoảng 10g, tương đương với hơn 50 tách cà phê.

Đến nay, chưa có chứng cớ cafein nguy hại đến sức khoẻ, ngay cả những trường hợp sử dụng thường xuyên cafein trong thời gian dài. Tổ chức Y tế thế giới WHO không xếp cafein vào nhóm chất gây nghiện, tuy nhiên việc dùng cafein nhiều có thể dẫn tới sự phụ thuộc tâm lý.

* Dâm dương hoắc

Dâm dương hoắc, còn có các tên Cương tiền, Tiên linh tỳ, Tam chi cửu diệp thảo, Khí trượng thảo, Thiên lưỡng kim, Ngưu giác hoa…tên khoa học Epimedium macranthun, họ Hoàng mộc, với khoảng 63 loài khác nhau.

Dâm dương hoắc có chứa benzene, icariin, icarisid, linoleic acid, oleic acid palmitic acid, phytosteroids, Quercetin, Quercetin-3-O-b-D, Quercetin-3-O-b-D-glucoside, Tanin, Vitamin A…

Theo Đông y, dâm dương hoắc vị cay ngọt, tính ấm, có công dụng ôn thận tráng dương (ấm tạng thận âm và khoẻ thận dương khí), làm mạnh gân xương và khứ phong trừ thấp, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như liệt dương, di tinh, tinh lạnh, muộn con, lưng đau gối mỏi, gân cốt co rút, bán thân bất toại, tay chân yếu lạnh, phong thấp, tiểu tiện bất cấm...

BS Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam và ThS.BS Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 cảnh báo, cần phải biết cách bào chế, bốc thuốc và chỉ định liều lượng…. còn cứ nghe thấy thuốc bổ thận tráng dương rồi mua về dùng có khi lại gây liệt dương, nguy hiểm đến tính mạng. Đông y quan niệm về thuốc bổ thận tráng dương là để khỏe mạnh chứ không để tăng sinh hoạt tình dục được nhiều và không phải ai cũng có thể dùng được dâm dương hoắc: thể chất âm hư hoặc đang mắc các bệnh lý thuộc thể âm hư không nên dùng.

* Dương địa hoàng

Dương địa hoàng, tên khoa học Digitalis, gồm các loại Digitalis lanata Ehr. (Dương địa hoàng lông), Digitalis purpurea L. (Dương địa hoàng tía) và một số loài Digitalis khác, thuộc họ Mõm sói - Scrophulariaceae. Cây có xuất xứ từ châu Âu, sau được trồng ở nhiều vùng trên cả nước và còn được nhân giống làm cây kiểng.

Tất cả các bộ phận cây đều chứa glucoside, trong đó có digitoxin (0,15-0,79g/kg lá khô), gitoxin (0,1-0,7g/kg lá khô) và gitalin, girorin, girotin... Còn có flavonoid, saponin, tanin, inositol, luteolin, acid béo...

Với liều dược dụng, các glucoside tim làm cho tim đập chậm lại, sức co bóp tăng lên, ngoài ra còn có tác dụng lợi tiểu.

Nhưng với liều cao, nó gây độc mạnh có thể làm nghẽn block dẫn truyền điện tim, ngưng tim đột ngột…

Đặc biệt, các glucoside tim có khoảng an toàn hẹp. Do đó, dù chỉ định rất sát, nguy cơ ngộ độc thuốc cũng khá cao từ 8-12% bẹnh nhân.

* Mã tiền

Mã tiền, phan mộc thiết, tên khoa học Strychnos nuxvomica, Strychnos colubrina, Strychnos lucida Strychnos spireana, họ Loganiaceae, là nguồn các alkaloid có độc tính cao như strychnine, brucin, colubrine và vomicin. Strychnin có tác dụng hưng phấn thần kinh, tăng phản xạ do ức chế neuron Rhenshow, tăng cảm giác võ não.

Đông y dùng hạt mã tiền là thuốc quý trị phong thấp, tê bại chân tay, cắt cơn động kinh,… Tuy nhiên mã tiền rất độc, khi uống phải qua chế biến và dùng từ liều thấp nhất có tác dụng.

* Nấm cựa gà

Nấm cựa gà, Nấm cựa tím, Nấm khoả mạch, tên khoa học Claviceps purpurea (Fr.) Tul., thuộc họ Cựa gà Clavicepitaceae, là loại nấm gây bệnh lúa mạch đen; sợi đâm sâu vào bông lúa mạch non, phá huỷ tế bào của mô cây chủ và phủ ngoài cụm hoa bằng một lớp sợi nấm mềm, màu trắng như bông, khối sợi nấm phát triển thành hạch nấm cứng giống cái cựa gà, màu xám nâu, tím đen. Trong hạch nấm có các alkaloid như ergotasine, ergotamine, ergocornine có tác dụng làm co mạch các cơ trơn và cơ tử cung.

 

Với liều lượng thấp, chiết xuất từ nấm cựa gà được điều chế thành nhiều loại thuốc thần kinh, tim mạch.. Với liều cao, nấm cựa gà rất độc, có thể gây nên hoại thư ở đầu ngón tay chân, cơ cứng mạch, mê sảng.

Trước đây, khi ăn phải bột lúa mạch nhiễm nấm cựa gà, con người sẽ bị bệnh cựa gà với chuột rút cơ chân tay, hàm sẽ tê dại, rồi thối loét dẫn đến tử vong. Gia súc ăn phải các loại cỏ thuộc họ hòa thảo nhiễm nấm cựa gà cũng bị ngộ độc chết.

* Nhàu (noni)

Cây Nhàu (Noni) có tên khoa học Morinda citrifolia, thuộc họ cà phê. Có thể sử dụng quả, rễ, lá, hạt cây nhàu để làm thức ăn uống. Có đến 150 chất được tìm thấy trong quả nhàu, trong đó có: Sắt, Canxi, Kẽm, Đồng, Vitamin A, Vitamin C, Vitamin E, Vitamin B1,Vitamin B6, Vitamin B12, Axít Folic, Magie, Phốt pho và nhiều khoáng chất… đặc biệt có chất presonine vào dạ dày sẽ thủy phân thành xeronine hoạt động.

Theo Đông y, rễ nhàu có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, làm êm dịu thần kinh, giảm đau nhức, hạ huyết áp, nhuận tràng và lợi tiểu; lá nhàu có tác dụng làm tăng lực, hạ sốt, điều hòa kinh nguyệt. Các phân tích sinh hóa cho thấy, quả nhàu có chứa proseronin vào dạ dày chuyển thành seronin có tác dụng giảm đau, trợ tiêu hóa, giảm huyết áp, ổn đinhj thần kinh, tăng cường miễn dịch…

* Táo mãng cầu pawpaw

Trong vỏ thân, là và hạt nhiều loại pawpaw có chứa đế 133 hợp chất acetogenin (ACG) có độc tính, có thể dùng để chữa nhiều bệnh nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng, giun sán, sốt rét …và một số bệnh ung bướu như ung thư vòm họng, ung thư cổ tử cung, ung thư gan… Trong đó, các chất acetogenins như bullatacin (A83), motrilin (A95), asimicin (A77), trilobacin (A96), annonacin (A8), gigantetronenin (A108) và squamocin (A73) được chứng minh rõ ràng là có hiệu quả trong việc ngăn chặn sự phát triển của các tế bào MDR MCF -7/Adr một tế bào liên quan đến bệnh lý ung thư.

Đã có nhiều nghiên cứu khoa học đa trung tâm về hợp chất acetogenin nào dùng cho căn bệnh ung thư nào rất cụ thể, cũng như nghiên cứu về độc tính, tác dụng phụ của các chất acetogenin khi đem sử dụng trên cơ thể con người.

Khá nhiều chuyên gia cho rằng acetogenins có triển vọng sẽ trở thành một nguồn cung quan trọng các hợp chất phòng chống ung thư trong tương lai gần.

Hiện nay, chiết xuất từ hạt táo mãng cầu được đóng viên Paw Paw Cell-Reg được chỉ định dùng từ 1 -4 viên mỗi ngày trong bữa ăn.

Cần lưu ý, trong vỏ, lá và hạt pawpaw ngoài acetogenín còn chứa nhiều alkaloids, axit phenolic, proanthocyanidins, tanin, flavonoid…nên khi dùng dịch chiết toàn phần có thể bị dị ứng và nhiễm các tác dụng độc của các hợp chất trên.

* Yohimbine

Yohimbine là một alkaloid có nhân indole chiết tách từ vỏ cây Pausinystalia yohimbe ở Trung Phi.

Yohimbin là một thuốc thú y dùng để tăng hưng phấn, đảo ngược an thần ở chó và nai. Yohimbine đã được nghiên cứu như là một điều trị tiềm năng cho rối loạn cương dương (erectile dysfunction ED) ở người, thực phẩm chức năng cải thiện khả năng tình dục libido.

Đôi điều bàn luận

Thuốc gốc thực vật cũng có thuộc tính của thuốc

Dù từ nguồn dẫn xuất nào, đã là thuốc điều trị cũng được phân thành 4 nhóm quân, thần, tá, sứ, theo chức năng, vai trò. Ví dụ trong chanh ngoài vitamin C còn có nhiều axit citric, trong ớt ngoài vitamin A còn có casein, capsacin… do đó, uống nhiều nước chanh quá sẽ loét dạ dày, và nhiều nông dân dùng chiết xuất của trái ớt để làm thuốc trừ sâu hữu cơ (organic pesticide) để xua đuổi côn trùng gây hại cây trồng…

Khi sử dụng thuốc cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình 5 “đúng” bắt buộc là: đúng căn bệnh, đúng dạng thuốc, đúng liều lượng, đúng liệu trình và đúng cách dùng. Ở Âu Mỹ, nhiều thực phẩm chức năng từ thực vật khi tung ra thị trường cũng có nhẵn mác, liều lượng. Ví dụ: Chiết xuất từ hạt táo mãng cầu pawpaw được đóng viên Paw Paw Cell-Reg được chỉ định dùng từ 1 -4 viên mỗi ngày trong bữa ăn; Chiết xuất từ trái nhàu noni đóng chai chỉ định hằng ngày: trẻ em, trung niên 30ml, người cao tuổi 60ml, bệnh nặng, mãn tính 180 - 240 ml.

Thuốc thực vật cũng là chất ngoại lai

Nên khi đưa vào cơ thể con người dù “5 đúng”, nhưng thế nào cũng có một tỷ lệ nhỏ tác dụng không mong muốn (undesirable effects), nổi bậc, cần lưu ý nhất là tác dụng gây độc và dị ứng.

Quan niệm “thuốc từ cây trái an toàn, vô hại” là sai, cần loại bỏ.

Nhiều loại thực vật như lá ngón, nấm cựa gà, cà độc dược… cũng có thể gây chết người. Và ngay cả thuốc bổ vitamin, uống nhiều quá cũng “bổ ngữa” !

TS.BS Trần Bá Thoại

Ủy viên BCH Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM
Nguồn: dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 159

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 158


Hôm nayHôm nay : 33653

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 353356

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73400327