13:06 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Sức khỏe - Giới tính


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hiểm họa từ thủy, hải sản “thối” nhập lậu từ Trung Quốc

Chủ nhật - 04/05/2014 00:51
Nhiều người cứ nghĩ rằng những mặt hàng tôm, cua, cá, ếch...bán ngoài chợ đều là do người nông dân ở quê tự nuôi trồng. Tuy nhiên, một thực tế dễ dàng nhận thấy tại các khu chợ là hàng thủy sản nhập lậu từ Trung Quốc đang "xâm lấn" thị trường.
Bên trong một cơ sở hồi sinh mực thối ở Hà Nội
Bên trong một cơ sở "hồi sinh" mực thối ở Hà Nội
Thủy sản nhập lậu bán quanh năm
Những người tiêu dùng đi chợ lâu nay hẳn đã không còn xa lạ với mặt hàng ếch, cá, tôm, mực được bày bán la liệt với giá rẻ. Hầu hết ai cũng nghĩ mặt hàng này do các hộ nông dân ở quê tự nuôi trồng.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu thực tế tại miền Bắc, hầu như các cơ sở nuôi ếch đều rất ít và cũng không đủ để chở ùn ùn về các chợ đầu mối như thực tế hiện nay.
Khảo sát tại các chợ trên địa bàn Hà Nội, một số tiểu thương tiết lộ, ngoài ếch, các mặt hàng mực, cá trắm, cá quả… đều là hàng được nhập từ Trung Quốc.
Nguồn thủy sản trong nước rất ít, một năm chỉ khai thác rộ theo mùa. Do đó, để có hàng phục vụ "thượng đế" quanh năm, thương lái phải nhập hàng từ Trung Quốc về mới đủ cung ứng và nguồn thủy sản ở Trung Quốc lại rất nhiều. 
Còn nhớ năm 2013, các vụ nhập lậu thủy sản rộ lên chủ yếu là cá tầm lậu, cá hồi lậu… vì dù sao đó cũng là những mặt hàng hiếm và có giá cao. Còn như hiện nay, không chỉ cá tầm, cá hồi mà ngay cả ếch, cua, mực và các loại cá trắm, cá mè cũng đều là hàng nhập lậu.
Nói là hàng lậu, bởi cho tới nay, Bộ NN-PTNT là cơ quan chịu trách nhiệm kiểm soát và kiểm dịch các sản phẩm nuôi chưa cho phép doanh nghiệp nào được nhập các loại thủy sản kể trên vào nội địa.
Phát hiện nhiều, nhưng chỉ là bề nổi
Mới đây nhất, trưa 17/4, tổ công tác Đội CSGT số 4 Công an Hà Nội làm nhiệm vụ trên đường Nguyễn Khoái đã phát hiện ô tô tải chở nhiều thùng xốp đựng cá trắm.
Tại hiện trường, các thùng cá trắm đã bốc mùi, thậm chí một số con đang trong quá trình phân hủy. Sau đó, Đội QLTT quận Hai Bà Trưng - Hà Nội đã phối hợp kiểm tra, xác định số lượng và nguồn gốc xuất số cá trắm trên. Bước đầu tài xế Nguyễn Văn Tuyên (26 tuổi, ở Quảng Ninh) cho biết, những thùng hàng trên là cá trắm được chủ hàng thuê chở từ Quảng Ninh về Hà Nội.
 
Bên trong một cơ sở hồi sinh mực thối ở Hà Nội
Số cá trắm thối và đang phân hủy bị cơ quan chức năng phát hiện và bắt giữ hồi trung tuần tháng 4/2014
Trước đó, sáng sớm 15/4, Đội Cảnh sát môi trường - Công an quận Ba Đình (Hà Nội) đã bất ngờ tiến hành kiểm tra khu vực buôn bán thủy sản tại chợ Long Biên. Tại Kho G2, cơ quan chức năng bắt quả tang Vũ Mạnh Cầm (22 tuổi, ở Hưng Yên) là nhân viên đang đổ hàng chục cân mực ôi, bốc mùi vào các thùng phuy cỡ lớn có chứa hóa chất công nghiệp để bảo quản. 
Tại kho, lực lượng chức năng phát hiện có 750kg mực ống đã bốc mùi đang được lưu trữ, trong đó 150kg đang được ngâm tẩm hóa chất bảo quản. Vũ Mạnh Cầm cho hay, hiện đang làm thuê cho bà Ngô Thị Nụ (46 tuổi, ở quận Hai Bà Trưng).
 
Cầm cho biết, để “phù phép” mực hỏng thành mực tươi, hòa 300ml ôxy già loại công nghiệp vào thùng phuy nước rồi đổ mực vào ngâm khoảng 30 phút, dùng gậy sắt đảo đều cho tới khi mực trắng, hết mùi thối thì đem ra chợ Long Biên bán. 

Theo cơ quan điều tra, mực ống đông lạnh thường được nhập khẩu từ Trung Quốc theo đường biển Hải Phòng hoặc Quảng Ninh về Hà Nội và có thể đưa sâu vào tận miền Nam tiêu thụ.
Mực mặc dù đã rã đông nhũn, nhớt, bốc mùi thối… nhưng sau khi bị “phù phép” lại giòn, trắng và sạch mùi trở lại. Lý do hàng được nhập lậu vì bên Trung Quốc giá chỉ rẻ bằng một nửa so với thủy sản nuôi trong nước.
Qua tìm hiểu, những vụ được cơ quan chức năng bắt giữ chỉ là phần nhỏ so với thực tế nguồn hàng thủy sản không rõ nguồn gốc bày bán ở khắp các chợ trên cả nước. 


Theo Ông Hoàng Tiến Minh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Nội, trung bình mỗi ngày có khoảng 1.000 tấn thủy hải sản được tập kết về Hà Nội. Trong số đó, chỉ 40% thủy sản được nuôi ngay trên địa bàn, còn lại tương đương 600 tấn là nguồn đưa từ các tỉnh lân cận về.
Số lượng hàng từ các tỉnh đổ về Hà Nội bao gồm cả nguồn được nuôi và có nhập lậu hay không thì cơ quan kiểm soát ở các chợ cũng không theo dõi được. Và khối lượng thủy sản khổng lồ đó cũng không chỉ tiêu thụ cho riêng Hà Nội mà còn được trung chuyển đi nhiều khu vực.
Về việc kiểm soát nguồn gốc cũng như chất lượng 600 tấn thủy, hải sản đưa ở nơi khác về mỗi ngày, ông Hoàng Tiến Minh nhìn nhận, lực lượng chức năng mới kiểm soát được lượng thủy, hải sản đưa vào chợ đầu mối Yên Sở, còn lại lượng hàng đưa thẳng về các chợ dân sinh thì chưa kiểm soát được vì lực lượng mỏng, không có chốt kiểm dịch tại các cửa ngõ ra vào. 

Liên quan đến tình trạng tư thương nhập khẩu, vận chuyển thủy sản không rõ nguồn gốc và sử dụng cả hóa chất để bảo quản thực phẩm bất chấp sức khỏe của người tiêu dùng, TS Nguyễn Văn Quang, Viện Hóa công nghiệp (Bộ Công thương) cho rằng, việc sử dụng hóa chất để chế biến thực phẩm ôi thối thành tươi ngon là rất nguy hiểm và thực trạng này có thật. 
 
                                                                                                                                                                                 Lê Tú
                                                                                                                                                                     Theo dantri.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 132

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 131


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1008192

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72690901