Theo các ghi chép còn lưu giữ lại như thư tịch cổ và các bản Ngọc phả đời Lê Trung Hưng và gần đây nhất là Địa chí Vĩnh Yên thì hội chọi trâu Hải Lựu (Sông Lô) có từ thế kỷ thứ II trước công nguyên (tức cách nay khoảng 2.200 năm), đầu thời Bắc thuộc. Khi đó, thừa tướng Lữ Gia đóng quân ở vùng núi Long Động - Lập Thạch chống lại quân Hán đã đặt ra trò đấu ngưu (hội chọi trâu) để mua vui, động viên tinh thần binh sĩ và dân chúng. Kể từ đó, hội chọi trâu được nhân dân lưu truyền qua nhiều đời, dần dần trở thành một cổ tục truyền thống của địa phương. Năm 1947, khi cuộc kháng chiến chống Pháp ngày càng ác liệt, lễ hội đã bị dán đoạn, đến năm 2002 mới được khôi phục trở lại.
Những năm gần đây, người dân Hải Lựu thường tìm mua trâu từ những tỉnh vùng cao như Yên Bái, Cao Bằng, Phú Thọ, Hà Giang và thậm chí vào cả Tây Nguyên. Trâu mua về sẽ được chăm sóc và luyện tập với một chế độ đặc biệt như ngoài cỏ còn cho ăn thêm mật mía, bia. Chủ trâu thường cho trâu chạy để tăng thể lực, tập húc đất để luyện “võ”...
Một ông cầu làm lễ cúng thần linh
Dắt trâu vào sân chọi
Các chủ trâu thường luyện cho trâu cúi thấp, khi vào trận sẽ có lợi thế để móc mắt hay “cáng hầu” đối phương.
Chiêu “hổ lao”, tuyệt kỹ hạ gục nhanh đối phương.
Ông Cầu bỏ chạy sẽ bị tính thua cuộc.
Che mắt ông Cầu thắng cuộc để buộc chạc đưa ra khỏi sân chọi.
Sau khi thua cuộc, ông Cầu sẽ bị làm thịt ngay lập tức.
Tranh thủ bán các loại rau để nấu cùng thịt trâu.
Sân chọi trâu Hải Lựu với sức chứa 4 nghìn chỗ ngồi đã không còn một chỗ trống.
Trong ngày đầu của lễ hội, đã có 14 trận đấu diễn ra và sân chọi trâu Hải Lựu với sức chứa 4 nghìn chỗ ngồi không còn một chỗ trống. Các ông Cầu đã cống hiến cho khán giả thập phương những trận chiến ác liệt với những pha đòn hiểm hóc. Theo tục lệ ở Hải Lựu, tất cả các ông cầu tham gia lễ hội đều được đem thịt để du khách thưởng thức.
Theo Nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn