Tùy thuộc vào chế độ ăn uống thường ngày của bạn, tình trạng viêm dạ dày có thể cải thiện hoặc xấu đi hoặc thậm chí tiến triển đi đến loét dạ dày. Đó là lý do tại sao chế độ ăn uống dạ dày là rất quan trọng để đảm bảo viêm dạ dày cải thiện tốt hơn và tránh làm trầm trọng thêm bệnh lý này.
Thực phẩm cần tránh khi bị viêm dạ dày
Các triệu chứng của viêm dạ dày bao gồm đầy bụng, khó tiêu và đau bụng. Mỗi người bị viêm dạ dày sẽ có phản ứng khác nhau với các thực phẩm khác nhau. Do đó không phải tất cả các loại thực phẩm trong danh sách dưới đây có thể áp dụng. Tuy nhiên, có thể thử để hạn chế hoặc tránh một số thực phẩm đã được thống kê qua các nghiên cứu.
Nói chung, thực phẩm nhiều gia vị, thực phẩm giàu chất béo, sôcôla thường làm kích thích dạ dày và làm nặng thêm các triệu chứng dạ dày. Do vậy, người bệnh nên hạn chế hoặc tránh các loại thực phẩm như: cacao và sôcôla nóng; sữa nguyên chất và sữa sôcôla; trà bạc hà và bạc hà; cà phê thường và cà phê đã khử caffeine; trà xanh và trà đen, có hoặc không có caffeine; đồ uống có chứa cồn; nước cam và bưởi; hạt tiêu; các loại thực phẩm làm từ sữa nguyên chất hoặc kem; thịt có nhiều chất béo như xúc xích, thịt xông khói, thịt lợn và thịt nguội; ớt cay, hành và tỏi; sốt cà chua hoặc nước ép cà chua...
Thực phẩm người bị viêm dạ dày có thể ăn
Các loại thực phẩm bạn nên ăn cùng với viêm dạ dày cũng là các thực phẩm bao gồm trong chế độ ăn uống lành mạnh. Đó là những thực phẩm nguyên chất cung cấp chất dinh dưỡng và có thể hỗ trợ sức khỏe tổng thể như rau lá xanh, protein có ít chất béo, thực phẩm chứa flavonoid như trái cây và thực phẩm giàu chất xơ. Đừng quên uống nhiều nước và có thể ăn thêm sữa chua ...
Những điều cần cân nhắc
Ngoài việc tránh các thực phẩm kích hoạt và tiêu thụ các thực phẩm thân thiện với viêm dạ dày, còn có những cân nhắc khác cần ghi nhớ khi đối phó với viêm dạ dày như: Nên tránh ăn các bữa ăn trước khi đi ngủ. Thay vì ăn một bữa ăn quá nhiều, bạn nên ăn chia ra nhiều bữa nhỏ hơn.
Thay đổi lối sống có thể giúp bạn chống lại bệnh viêm dạ dày như bỏ hút thuốc lá, giảm stress, hạn chế hoặc tránh các thuốc chống viêm không steroid, giảm nguy cơ nhiễm Helicobacter pylori bằng cách thực hành vệ sinh hợp lý và các kỹ thuật chuẩn bị thức ăn an toàn để hạn chế tăng tiết acid dạ dày. Những yếu tố vừa nêu có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm dạ dày và dễ có nguy cơ tiến triển thành loét dạ dày.
Lời khuyên của thầy thuốc
Bây giờ bạn đã biết thức ăn bạn có thể ăn và cần tránh, dưới đây là một số mẹo bổ sung để giúp hạn chế viêm dạ dày:
Luôn có thức ăn bên cạnh nhưng không ăn quá thường xuyên.
Sữa và các sản phẩm sữa nên được giới hạn trong ba phần hoặc ít hơn.
Rượu, tiêu đen và bột ớt phải được tránh hoàn toàn.
Caffeine làm tăng tiết acid dạ dày nên các sản phẩm caffein cần được hạn chế hoặc tránh.
Thực phẩm có chất xơ cao được khuyến khích sử dụng.
Những thực phẩm tạo ra hơi (gas) nhiều cần tránh, bao gồm bông cải xanh, cải bắp, hành tây, sữa, đậu nấu chín và đậu Hà Lan ...
Tốt nhất, hãy lắng nghe cơ thể bạn để xem thức ăn hay thức uống nào khiến bạn cảm thấy không thoải mái và tránh chúng.
Cách ngăn ngừa viêm dạ dày bao gồm ăn chậm nhai kỹ, tránh ăn uống no.
Theo BS. Thanh Hoài/SK&ĐS
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn