Công trình nghiên cứu của trường Đại học Pennsylvania là phương pháp trị liệu miễn dịch cá nhân hóa, được gọi là CTL019 và được tiến hành như sau: các nhà khoa học tách các tế bào T-cell từ cơ thể bệnh nhân. Các tế bào này sẽ được lập trình lại gien trong phòng thí nghiệm để nó có khả năng tấn công các tế bào ung thư sản xuất ra protein CD19. Công đoạn cuối cùng là tiêm tế bào T-cell đã được lập trình lại vào cơ thể của chủ thể để nó bắt đầu quá trình phát triển và tấn công các tế bào ung thư.
Năm 2013, các nhà nghiên cứu cho biết 89% trong số 27 bệnh nhân tham gia thử nghiệm, trong đó có 22 trẻ em và 5 người lớn, sau khi được điều trị bằng liệu pháp trên đã không còn phát hiện thấy tế bào ung thư. Carl June - trưởng nhóm nghiên cứu cho biết nhiều bệnh nhân trong nhóm tham gia điều trị thử nghiệm đã đi học và đi làm trở lại. Ông khẳng định kết quả nghiên cứu trên đã mở ra tiềm năng to lớn cho việc chữa trị cho các bệnh nhân ung thư.
Hiện tại, trường Đại học Pensylvania đang phối hợp với công ty dược Novartis để phát triển và xin cấp giấy phép cho phương pháp điều trị nói trên. Bên cạnh hoạt động điều trị thử nghiệm đang được tiến hành với các bệnh nhân máu trắng, các cuộc thử nghiệm dùng CTL019 cho các loại ung thư khác như ung thư vú, tuyến tụy... cũng đang được tiến hành./.
Nguyễn Thơ
Theo chinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn