Đặc điểm, công dụng chính của lá vối theo nghiên cứu từ Đông y
Nụ vối có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, tán độc, tiêu thực và hóa trệ. Dân gian thường dùng để chữa ngoại cảm phát sốt, sợ rét, đau đầu, ăn uống không tiêu. Chất đắng ở trong nụ vối kích thích tiết dịch tiêu hóa, chất tanin giúp bảo vệ niêm mạc, chất tinh dầu có tính kháng khuẩn cao nhưng không làm tổn hại đến những loại vi khuẩn có ích cư trú tại ống tiêu hóa.
Ngoài ra còn dùng chữa mụn nhọt lở loét ngoài da. Một ngày có thể dùng từ 6 – 12g nụ vối khô hoặc hãm nước uống giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Theo kinh nghiệm của người xưa, lá vối tươi có tác dụng hơn lá vối đã ủ. Lá vối dùng để nấu nước có thể trợ giúp chữa trị các chứng tổn thương như bỏng, viêm da, vàng da, lở ngứa.
Trong Đông y, lá vối có công dụng kiện tỳ tức giúp nâng cao khả năng tiêu hóa , giúp ăn ngon, ngủ ngon. Lá vối giúp kích thích tiết dịch tiêu hóa đồng thời bảo vệ niêm mạc ruột vởi chất tannin, tinh dầu có trong lá vối có tính kháng khuẩn song không làm tổn hại đến những vi khuẩn có ích trong đường tiêu hóa. Nước lá vối và nụ vối có thể dùng để điều trị bệnh viêm đại tràng cũng như nhiều bệnh tiêu hóa khác.
Lá vối được coi là cứu tinh với những người bị bệnh gout – “bệnh của nhà giàu”. Theo lương y đa khoa Bùi Hồng Minh, Chủ tịch Hội Đông y quận Ba Đình, Hà Nội cho biết: Lá và nụ vối có công dụng giúp tiêu hóa thức ăn, nhất là thức ăn có nhiều dầu mỡ, giảm béo, lợi tiểu tiêu độc.
Nước lá vối có thể dùng để điều trị rất nhiều bệnh.
Bệnh nhân gout là do ăn uống nhiều chất béo ngọt, ứ đọng nhiều chất uric; mặt khác do hệ thống tiêu hóa và thận bài tiết đào thải không tốt dẫn đến uric ứ đọng ở các khớp gây nên tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau khớp.
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, nụ vối có thể hạn chế việc tăng huyết áp sau khi ăn no, ngoài ra nụ vối giúp ổn định đường huyết, giảm lipid trong máu, điều trị và phòng ngừa bệnh đái tháo đường. Trong nụ vối có chứa hàm lượng polyphenol cao và hoạt chất ức chế men alpha-glucosidase có tác dụng trong việc phòng và điều trị bệnh tiểu đường .
>>> Xem thêm: Có biểu hiện này chắc chắn bạn đã mắc tiểu đường
7 bệnh phổ biến vào mùa hè và cách phòng chữa bệnh hữu hiệu
Nước vối có công dụng để giải khát trong những ngày hè oi bức, làm mát cơ thể, lợi tiểu, giúp đào thải các chất độc trong cơ thể qua đường niệu.
Lá vối kiểm soát chỉ số đường huyết của bạn.
Với những hoạt chất kháng sinh mạnh trong nước lá vối có thể sát khuẩn tốt dùng điều trị các bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt, gội đầu bằng nước lá vối cũng có tác dụng chữa chốc lở rất công hiệu.
Sử dụng lá vối như một loại thức uống thường ngày rất tốt cho sức khỏe. Lá vối khô rửa cho sạch rồi cho vào ấm đun sôi lên với nước sạch rồi để nguội uống. Nụ vối thì cũng đun sôi với nước rồi uống hoặc hãm với nước sôi như kiểu uống trà xanh. Nước lá vối khô thường có màu nâu nhàn nhạt, còn khi hãm lá vối tươi trong nước sôi thì nước có màu xanh như nước trà. Nước vối vị hơi đăng đắng, hậu vị ngọt, thơm.
Lá vối có tác dụng sát khuẩn, điều trị các bệnh ngoài da.
Một số bài thuốc Đông y từ lá và nụ vối
- Trị đau bụng, đi ngoài
Lá vối 20g, vỏ ổi rộp 10g, núm quả chuối tiêu 10g. Tất cả đều thái nhỏ, phơi khô sắc với 400ml nước, cạn còn 100ml. Chia 2 lần uống trong ngày. Uống 3 ngày là khỏi.
- Chữa đầy bụng không tiêu
Vỏ thân cây vối 12g, hoắc hương 5g sắc đặc kỹ, uống trong ngày.
- Giảm mỡ máu, giảm béo phì
Nụ vối 15-20g, lá sen khô 10g, sơn tra (táo mèo) 10g. Sắc nước hoặc hãm pha trà uống hàng ngày.
- Chữa lở ngứa chốc đầu
Lấy lượng lá vối vừa đủ sắc đặc kỹ lấy nước để tắm rửa, bôi vào chỗ lở ngứa hoặc gội đầu, có thể cho thêm hạt xà sàng tử sắc cùng.
Cách pha nước vối
Cách 1:
Nhân dân ta vẫn ủ lá vối theo lối cổ truyền : thái nhỏ, rửa sạch nhựa, cho vào thùng, thúng, bao tải, bồ, sọt rồi phủ rơm rạ cho đến khi đen đều thì lấy ra rửa sạch phơi khô. Lá vối tươi rất ngái vì có nhiều chất diệp lục nên phải ủ để phá hủy chất này. Trong quá trình ủ dưới tác dụng của các men oxy hóa có sẵn trong lá vối, tanin sẽ bị biến đổi một phần và hàng loạt phản ứng sinh hóa diễn ra.
Cách 2:
Cho nụ vối hoặc lá vối vào các bao tải buộc kín và ngâm nước khoảng 48 giờ sau đó vớt lên phơi dưới nắng đến khi gần khô hẳn trong thì lại cho vào ủ khoảng 6 giờ. Sau đó đem phơi tiếp cho khô hẳn. Cách ủ tốt nhất là khi trời đang còn nắng to thì ta thu lại và trùm bạt lên khi đó nhiệt độ đang rất cao sẽ giúp rút ngắn thời gian ủ mà sản phẩm sẽ thơm ngon.
TH
theo SKCĐ
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn