07:31 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Sức khỏe - Giới tính


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Muỗi nuôi tại đảo Trí Nguyên có khả năng phòng virus Zika

Chủ nhật - 27/03/2016 05:17
Loại muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn tự nhiên) mang tác nhân sinh học Wolbachia đang nuôi thử nghiệm tại đảo Trí Nguyên có khả năng ức chế virus Zika.

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương vừa thông tin chính thức loại muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn tự nhiên) mang tác nhân sinh học Wolbachia đang nuôi thử nghiệm tại đảo Trí Nguyên, thành phố Nha Trang không chỉ có khả năng loại trừ bệnh sốt xuất huyết mà còn có khả năng ức chế virus Zika.

Từ nhiều năm nay, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa phối hợp thực hiện Dự án “Hướng tới loại trừ sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam” bằng cách thả muỗi vằn tự nhiên có cấy vi khuẩn Wolbachia tại đảo Trí Nguyên nhằm giảm khả năng lây truyền virus sốt xuất huyết. Sau khi ngừng thả muỗi từ tháng 11/2014, muỗi mang vi khuẩn Wolbachia vẫn tự duy trì.

muoi nuoi tai dao tri nguyen co kha nang phong virus zika hinh 0
Muỗi vằn nuôi tại đảo Trí Nguyên có khả năng phòng virus Zika (Ảnh: Lao Động)

Trước đó, tại đảo số ca mắc sốt xuất huyết Dengue bình quân mỗi năm từ 8 đến 10 ca. Sau khi thả muỗi, năm 2014, tại đảo không có ca bệnh nào. Năm 2015 sốt xuất huyết tại tỉnh Khánh Hòa lên đến đỉnh điểm nhưng tại đảo Trí Nguyên chỉ có 1 ca và ca này có thể lây bệnh từ đất liền.

Muỗi vằn tự nhiên có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước có thể truyền virus Dengue, virus Zika khi chúng hút máu người bệnh có virus nêu trên. Trong khi đó, một số nghiên cứu mới đây cho thấy muỗi vằn mang tác nhân sinh học Wolbachia có khả năng ức chế sự phát triển của virus Zika.

Ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, đây là một phương pháp mới có nhiều triển vọng trong phòng ngừa lây truyền Zika: “Virus Zika và virus sốt xuất huyết cùng 1 loại muỗi truyền bệnh đó là Aedes aegypti, loại muỗi này khi không phát triển thì nó sẽ phòng chống được cả 2 bệnh. Tới đây, chúng tôi phối hợp với tỉnh, mở rộng địa bàn thử nghiệm từ đảo Trí Nguyên đưa muỗi vào đất liền để có thể triển khai ở trên đất liền. Trên cơ sở đó đánh giá, có thể nhân rộng mô hình này ra cho nhiều tỉnh, thành phố khác./.

 

 
(Nguồn tin:VOV)  
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 295

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 293


Hôm nayHôm nay : 39364

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 359067

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73406038