Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã khảo sát tình trạng cholesterol cao ở người trưởng thành tại Hà Nội, TP.HCM, nông thôn, vùng núi và vùng trung du. Kết quả là sự gia tăng mỡ máu cao, đặc biệt là cholesterol (chất tạo màng tế bào, cân bằng hoóc môn và sản xuất ra vitamin D) liên quan đến chế độ ăn uống.
Ở thành thị tỷ lệ người có lượng cholesterol cao tới 44,3% (các vùng khác tỉ lệ này 29%), dẫn đến nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não… mà chỉ khi biến chứng, hay xét nghiệm máu mới phát hiện được và rất khó đối phó.
Với thịt đỏ ăn trên 160g thịt đỏ/ngày nguy cơ bị ung thư đường ruột cao hơn 33% so với người ăn dưới 20g thịt đỏ/ngày, làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư, đái tháo đường, cholesterol, thừa cân… do chất sắt, các chất bảo quản thịt là mầm mống gây ung thư trong hệ tiêu hóa.
1. Ăn nhiều thịt muối, thịt xông khói có nguy cơ chết sớm
Một nghiên cứu khoa học tại Thụy Sĩ công bố trên tạp chí Y học New England (Anh) đã phát hiện ăn quá 40 gram thịt xông khói và các loại thịt chế biến khác sẽ rút ngắn tuổi thọ của con người.
Trên thực tế, những người ăn hơn 160 gram các loại thịt mỗi ngày phải đối mặt với nguy cơ chết sớm, cao hơn 40% so với nhóm người chỉ ăn từ 10 đến 20 gram thịt.
Hơn nữa, những loại thịt này còn chứa nhiều cholesterol và chất béo bão hòa, nguyên nhân gây ra các bệnh lý về tim mạch, động mạch vành và chứng nghẽn mạch máu.
Chưa dừng lại ở đó, thịt xông khói và các loại thịt chế biến còn chứa hàm lượng nitrite cao. Chất này đã được cảnh báo là tăng nguy cơ gây ung thư và có ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe con người.
Các nhà khoa học đưa ra khuyến cáo không nên dùng quá 28g thịt hun khói hay thịt chế biến sẵn mỗi ngày.
2. Thịt quay tăng nguy cơ ung thư, thịt hầm là món ăn lành mạnh
Khi thịt được chế biến ở nhiệt độ cao, chất béo bị phân giải nhỏ giọt xuống lớp than hoa, sau đó lại bốc hơi quyện vào chất protein trong thịt tạo thành benzopyrene. Đây là chất gây ung thư mạnh và có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Do đó, một món thịt an toàn nên được chế biến bằng các cách như hầm, luộc, ninh hoặc chưng cách thủy. Thực nghiệm cũng đã chứng minh thịt được hầm trong thời gian dài sẽ giảm từ 30% - 50% hàm lượng cholesterol.
Đối với thịt quay, việc ăn kèm cùng rau xanh, sốt cà chua, nước chanh hay ướp chung với tỏi, bột quế, hương thảo sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ gây ung thư và một số tác hại khác từ loại thịt này.
PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Nghiên cứu công nghệ thực phẩm) cho hay, theo các nhà dinh dưỡng thì thịt trong nhóm thực phẩm cung cấp protein - không nên ăn quá nhiều. Trả lời câu hỏi mỗi ngày được ăn bao nhiêu thịt , ông cho rằng, mỗi ngày không nên ăn quá 150gr thịt, áp dụng cho tất cả các loại thịt.
Cách ăn các loại thịt
PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh chia sẻ, nhiều nghiên cứu đã nói về vấn đề mỗi ngày được ăn bao nhiêu thịt? Theo các nhà nghiên cứu dinh dưỡng, một người bình thường không nên ăn quá 300 - 500g thịt đỏ (bò, lợn, bê...) mỗi tuần. Tốt nhất chỉ ăn 2 lần/tuần (khẩu phần 100 - 150g/lần ăn, tùy cân nặng và mức độ béo để tăng giảm phù hợp), và tốt nhất là luộc thịt, hầm thịt.
Xem thêm >>> 6 địa điểm tuyệt vời cho ‘chuyện ấy’ vào buổi tối trong nhà bạn
Hà Linh (TH)
theo Phụ Nữ News
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn