Trong các bệnh ung thư phổ biến trên thế giới, ung thư phổi chiếm đến 13%, sau đó là ung thư vú 12%, ung thư đại tràng 8%... Tại Việt Nam, số ca ung thư phổi cũng cao nhất, sau đó đến ung thư vú, dạ dày, gan, đại tràng. "Có thể nói xu hướng mắc ung thư của nước ta cũng trùng với xu hướng chung của thế giới", phó giáo sư Lê Thị Hương, Viện trưởng Viện Y học dự phòng cho biết tại hội thảo về thải độc cơ thể phòng ung thư diễn ra tại Hà Nội ngày 13/12.
Bên cạnh thuốc lá, rượu bia, thì dinh dưỡng - thức ăn đưa vào cơ thể có thể gây nhiều bệnh ung thư. Nguy cơ này đến từ thực phẩm bị ô nhiễm tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu diệt cỏ, chất tăng trọng được đưa vào cơ thể vật nuôi; cơ thể vô tình tích lũy các chất độc đó.
Một số thực phẩm có tác dụng ngừa ung thư. Ảnh: NBC.
Giáo sư Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc Bệnh viện K cho biết, ung thư đang là vấn đề bức bối của toàn thế giới. Trong các nguyên nhân gây ung thư thì có đến 35% do thực phẩm chưa an toàn, "bệnh từ miệng vào".
Theo ông, phòng bệnh hơn chữa bệnh, điều này càng đúng với bệnh ung thư. Những yếu tố nguy cơ có thể phòng ngừa như thay đổi lối sống bao gồm bỏ thuốc, hạn chế rượu bia, tập thể dục đều đặn, ăn uống lành mạnh. Ngoài ra, một khái niệm mới được đưa ra gần đây là thải độc cơ thể ngừa bệnh, trong đó có ung thư. "Áp dụng các phương pháp thanh lọc cơ thể như uống nước, nhịn ăn, uống nước chanh…, không nên thái quá. Uống quá nhiều nước chanh không tốt với người bệnh dạ dày; hay nhịn ăn đến mức cơ thể suy kiệt nhập viện", giáo sư Đức nhấn mạnh.
Theo các chuyên gia, bản thân cơ thể có cơ chế tự thải độc. Nhiệm vụ của gan là loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể; tập thể dục, uống nước nhiều cũng hỗ trợ quá trình thải độc. Tuy nhiên, không phải lúc nào gan cũng hoạt động tốt, thậm chí có những chất độc gan không thể loại bỏ được. Vì thế quan trọng nhất là hạn chế đưa chất độc vào cơ thể.
Dưới đây là một số lời khuyên dinh dưỡng phòng ung thư:
Theo Phương Trang/Vnexpress.net
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn