05:34 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Sức khỏe - Giới tính


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Người Việt sợ thịt, cá, rau của... nông dân Việt?

Thứ ba - 20/10/2015 11:16
Tồn dư kháng sinh, chất bảo quản… trong thịt gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi còn ở mức cao gây bất an cho người tiêu dùng.
Người Việt sợ thịt, cá, rau của... nông dân Việt?

Người Việt sợ thịt, cá, rau của... nông dân Việt?

Sự sợ hãi, lo lắng của người tiêu dùng là có cơ sở và kéo dài nhiều năm nay với cấp độ ngày một tăng. Vì sao lại như vậy, vì những gì “mắt thấy, tai nghe” và cả vì sự “bất lực” trong quản lý. Trong “Hội nghị trực tuyến triển khai đợt cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp” do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì mới đây, đại diện các Bộ ngành và địa phương thừa nhận, việc buôn bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi chưa được ngăn chặn; tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau, quả; kháng sinh, chất bảo quản trong thịt gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi còn ở mức cao gây bất an cho người tiêu dùng; uy tín của doanh nghiệp, của hàng nông sản, thủy sản Việt Nam bị ảnh hưởng.

Thông tin từ Cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản, trong 9 tháng đầu năm 2015, ngành nông nghiệp đã xử phạt gần 1.200 trường hợp vi phạm, tổng số tiền gần 22 tỉ đồng. Trong đó, đáng chú ý đã phát hiện và tiêu hủy 20 kg chất bột màu trắng không nhãn mác, nghi ngờ là thuốc tăng trọng Salbutamol và 13,3 kg hóa chất vàng ô trộn trong thức ăn chăn nuôi để tạo màu vàng cho gà. Ai cũng biết đây chỉ là con số rất nhỏ trong “biển” hóa chất đang lưu hành ở Việt Nam.

Người tiêu dùng có quyền lớn nhất là “tẩy chay hàng hóa” . Thế nhưng trong bối cảnh “chỉ tin vào những gì do chính mình làm ra” thì cái quyền tối thượng của người tiêu dùng cũng trở thành vô nghĩa. Không mua, không ăn thì chết đói. Chết đói thì nhanh hơn là chết bệnh. Vậy là biết ăn vào có thể sẽ sinh bệnh nhưng vẫn phải ăn để tồn tại.

Vào TPP rồi ai cũng lấy làm vui mừng. Nhưng nụ cười tươi đang “tắt dần” khi nghĩ về thực tế sản xuất, kinh doanh hiện nay. Bên cạnh việc cắt giảm/xóa bỏ hàng rào thuế quan chắc chắn sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng lượng hàng nhập khẩu từ các nước TPP vào Việt Nam với giá cả cạnh tranh với cả ba ngành hàng chủ lực thủy sản – trồng trọt – và chăn nuôi. Những rào cản dưới dạng quy định kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ rất có thể sẽ vô hiệu hóa lợi ích từ việc giảm thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam. Bởi dù thuế nhập khẩu vào các nước có được xóa bỏ nhưng việc kiểm dịch, kiểm tra dư lượng kháng sinh, các đòi hỏi về nhãn mác bao bì... của các nước vẫn ngăn chặn khả năng xuất khẩu của nông sản Việt Nam, thậm chí là còn rủi ro hơn nhiều so với thuế quan.

Khi hàng hóa không xuất khẩu được sẽ bán đi đâu? Lại bán cho người tiêu dùng trong nước là đương nhiên. Thế nhưng, với tâm lý “sợ” hàng nông sản Việt thì mấy ai dám mua những loại hàng hóa này? Nếu không "xốc" lại cách quản lý, làm ăn thì muôn đời chúng ta không thoát khỏi vòng luẩn quẩn.

Trở lại với câu chuyện ăn uống an toàn, bắt đầu vào tháng cao điểm an toàn vệ sinh thực phẩm, người ta thường nói đùa với nhau là tháng thấp điểm tình hình còn tệ hại hơn. Người dân sản xuất, tiêu thụ hàng hóa quanh năm chứ không phải chỉ tập trung vào vài tháng. Cho nên, vì sức khỏe con người, lúc nào an toàn vệ sinh thực phẩm cũng phải là “cao điểm”.

Mục tiêu của đợt cao điểm an toàn vệ sinh thực phẩm trong nông nghiệp kéo dài từ nay đến hết tháng 2 năm 2016 là giải quyết tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, đặc biệt là nhóm chất tạo nạc Salbutamol và chất Vàng Ô (thường sử dụng làm ve tường trong xây dựng); hạn chế tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau, quả và tồn dư hoá chất, kháng sinh trong thủy sản nuôi, tạo niềm tin cho người tiêu dùng thực phẩm nông sản, thuỷ sản.

Niềm tin của người tiêu dùng trong nước đối với chính sản phẩm nông nghiệp “made in Vietnam” đã bị “rơi rụng”. Các DN trong nước vẫn kêu ca rằng không có thị phần, bị các sản phẩm nhập ngoại lấn lướt… Nhưng với cách làm ăn hiện nay, vì lợi nhuận đặt lên trên cả sức khỏe, tính mạng con người thì niềm tin chỉ có vơi đi, mất đi chứ không trông mong lấy lại được./.

Theo Vũ Hạnh/VOV

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 250


Hôm nayHôm nay : 60453

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1118754

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71346069