10:39 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Sức khỏe - Giới tính


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những cách chế biến hoa thiên lý thành vị thuốc chữa bệnh

Thứ ba - 26/07/2016 21:36
Theo Đông y, hoa thiên lý có vị ngọt tính bình, giải nhiệt, chống rôm sảy, là một vị thuốc an thần, làm ngủ ngon giấc, tư bổ tâm, thận, đỡ mệt mỏi đau lưng, có tác dụng chống viêm, thúc đẩy chóng lên da non,… Thông thường nhân dân vẫn dùng hoa thiên lý để nấu canh ăn, có công hiệu mát bổ, an thần, giúp dễ ngủ, ngủ ngon giấc, bớt mệt mỏi, chữa sốt nhẹ, lao lực…

Theo Đông y, hoa thiên lý có vị ngọt tính bình, giải nhiệt, chống rôm sảy, là một vị thuốc an thần, làm ngủ ngon giấc, tư bổ tâm, thận, đỡ mệt mỏi đau lưng, có tác dụng chống viêm, thúc đẩy chóng lên da non,… Thông thường nhân dân vẫn dùng hoa thiên lý để nấu canh ăn, có công hiệu mát bổ, an thần, giúp dễ ngủ, ngủ ngon giấc, bớt mệt mỏi, chữa sốt nhẹ, lao lực…

Hoa thiên lý còn có tên khác là dạ lý hương, dạ lài hương, là loài cây dây leo, vào loại nhỡ, phân chia làm nhiều nhánh, non có lông và nhựa nước. Lá mọc đối, gốc hình tim, có màu xanh lục bóng. Hoa mọc thành xim dạng tán ở nách lá, có nhiều hoa màu vàng lục nhạt, cánh hoa hợp thành ống dài, trên chia thùy hẹp dài, quả hạt dài.

Cây thiên lý thường ra hoa vào mùa hè. Nhân dân thường trồng thiên lý để làm cảnh và lấy hoa, lá nấu canh ăn, vừa là món ăn ngon lại có tác dụng giải nhiệt, phòng ngừa rôm sảy, mụn nhọt và chữa mất ngủ.

Một số món ăn chữa bệnh từ hoa thiên lý:

Phòng chống rôm sảy mùa nóng: Nấu canh hoa thiên lý ăn hằng ngày. Với trẻ có thể nghiền lá và hoa thiên lý ra nấu lẫn với bột, cháo.

Hỗ trợ điều trị giun kim: Lấy lá thiên lý non nấu canh cho trẻ ăn liền từ 7 - 10 ngày sẽ hiệu quả.

Giảm đau mình mẩy, nhức xương cốt: Hằng ngày lấy hoa thiên lý xào với thịt bò hoặc chấm với muối vừng ăn sẽ tác dụng tốt.

Chữa mụn nhọt: Lấy lá cây thiên lý 30 - 50g giã nhỏ đắp vào chỗ mụn nhọt, ngày thay 1 lần, đắp 2- 3 ngày sẽ khỏi.

Người mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt: Hoa thiên lý, bạch cúc, mỗi vị 10g; ngải cứu 12g; rau má, lá đinh lăng, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần, uống liền 5 ngày.

Hỗ trợ điều trị mất ngủ: Hoa thiên lý 30g, hoa nhài 10g, tâm sen 15g. Sắc lấy nước uống trong ngày, cần uống liền 5 - 7 ngày. Hoặc dùng hoa thiên lý nấu canh với thịt lợn nạc hoặc với cá diếc, ăn ngày một lần trong 1 tuần liền. Hoặc dùng hoa thiên lý nấu canh cùng lá vông nem, mỗi vị 30g, ăn ngày một lần trong 1 tuần liền. Công dụng: giảm mệt mỏi, an thần, giúp ngủ ngon giấc.

Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Nga/Sức khỏe và đời sống
 

Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 135

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 134


Hôm nayHôm nay : 59559

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1197663

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71424978