14:35 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Sức khỏe - Giới tính


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Những sai lầm khi dùng máy giặt hầu như ai cũng mắc phải mà không hay

Thứ tư - 27/06/2018 22:33
Những thói quen tưởng chừng “vô thưởng vô phạt” khi dùng máy giặt mà nhiều người mắc phải nhưng lại khiến vừa tốn điện, hỏng quần áo và nhanh hư hại máy giặt.
Dùng nhiều bột giặt, nước giặt hơn yêu cầu
 
Nhiều người vẫn nghĩ cho nhiều bột giặt hay nước giặt vào máy giặt để quần áo được sạch hơn, đặc biệt là khi phải giặt quần áo quá bẩn, quần áo bám nhiều bụi, bùn đất…
 
Tuy nhiên, đây không phải là cách sử dụng đúng. Dùng quá nhiều bột giặt hay nước giặt trong mỗi lần giặt sẽ khiến máy không dùng hết, lượng nước giặt còn thừa không được xả hết ra ngoài, dễ gây tắc máy mà quần áo sau khi giặt vẫn không sạch. Bạn nên dùng bột giặt hay nước giặt tùy theo từng loại quần áo và trọng lượng của máy giặt theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

Để tiết kiệm tiền, nhiều người mua xà phòng loại giặt tay để dùng giặt máy hoặc mua bột giặt, nước giặt cho cửa trên để dùng cho máy cửa trước, điều này rất ảnh hưởng đến máy bởi loại xà phòng giặt tay hay giặt cửa trên cho lượng bọt rất nhiều, có thể dẫn đến bọt trào ra ngoài thùng, gây hư hỏng các bộ phận của máy. Khi xả quần áo cũng tốn nước hơn vì phải xả nhiều lần mới hết bọt.

Đi đôi với đó là việc cho quá nhiều bột giặt một lần giặt với tâm lý cho nhiều càng sạch, trên thực tế điều này cũng khiến máy hoạt động mệt hơn, tốn nhiều nước để xả sạch hơn.

 

Quên kiểm tra và phân loại quần áo trước khi cho vào giặt

Những vật dụng còn sót lại trong túi quần, túi áo hay khóa kéo, cúc cài của quần áo có thể làm hỏng lồng giặt khi máy hoạt động. Việc cần làm trước khi giặt là kiểm tra và loại bỏ các vật dụng có nguy cơ gây hại cho máy. Với những món đồ có khóa kéo và cúc cài, bạn nên kéo hết khóa, cài hết cúc và lộn trái quần áo lại.

Việc phân loại quần áo theo chất liệu vải, theo màu sắc… sẽ giúp bạn bảo vệ tối đa độ bền đẹp của quần áo, giúp quần áo không bị phai màu hay lem màu. Với các loại quần áo bằng chất liệu mỏng, dễ co giãn như lụa, len hay đồ lót, tốt nhất nên để vào túi giặt để giữ độ bền cho quần áo.

Giặt quần áo với khối lượng không phù hợp

Việc giặt quần áo quá nhiều so với số kg quy định hay quá ít sẽ gây ra những vấn đề không chỉ cho máy giặt mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả giặt.

Đối với việc giặt quá tải, quần áo sẽ chuyển động thành một khối, không thể khuấy hoặc lắc mạnh theo guồng quay của dòng nước, và bột giặt sẽ không thể lưu thông một cách hoàn hảo. Theo đó, quần áo sẽ không thể giặt sạch hoàn toàn. Thậm chí các vết dơ còn giữ nguyên khiến chủ nhân rất khó chịu.

Đối với việc giặt quá ít, quần áo giặt có thể sẽ dồn về một phía của lồng giặt, làm cho lồng giặt mất cân đối, gây nên những cú lắc mạnh, va đập trong khi vắt và sấy.

Vì thế, tốt nhất là căn đúng khối lượng quần áo cho một lần giặt tương đương với qui định trọng lượng máy giặt. (thông thường mức quần áo khô khi bỏ vào có thể ước lượng khoảng 4/5 so với chiều cao của lồng giặt).

 

Mở nắp máy đột ngột khi máy đang hoạt động

Mở nắp máy khi lồng giặt đang quay là điều cấm kỵ, có thể gây hại nặng nề cho thiết bị cũng như uy hiếp an toàn của người sử dụng. Việc mở nắp máy khiến mọi hoạt động bị gián đoạn, trục quay của lồng giặt bị lệch. Để an toàn, bạn cần nhấn nút Tạm dừng/Pause trước khi muốn mở nắp máy giặt.

Để quần áo đã giặt trong máy qua đêm

Nhiều gia đình giặt quần áo buổi tối trước khi đi ngủ để sáng dậy mới phơi. Điều này hoàn toàn không nên vì quần áo ẩm để lâu trong máy kín khiến vi khuẩn dễ nảy sinh. Quần áo sau khi giặt cần được phơi càng sớm càng tốt và mở cửa máy để bên trong lồng được khô, thoáng.

Để hạn chế vi khuẩn và mùi hôi trong lồng giặt bạn cũng có thể sử dụng máy giặt không lỗ bởi thiết kế này cho phép ngăn ngừa sự phát sinh nấm mốc ở bên ngoài lồng giặt cũng như sự xâm nhập của chúng vào bên trong gây ra mùi hôi khó chịu.
 
Vệ sinh máy giặt không đúng cách

Vệ sinh máy giặt thường xuyên sẽ giúp tăng tuổi thọ cho máy, giúp máy vận hành an toàn và ổn định hơn, quần áo được giặt sạch hơn.
 
Hầu hết người sử dụng thường có thói quen lau chùi, vệ sinh bên ngoài máy giặt, mà quên mất việc vệ sinh máy giặt bên trong. Sau một thời gian dài sử dụng, lồng máy giặt là nơi trú ngụ các loại vi khuẩn, nấm mốc, cặn bột giặt, xơ vải quần áo... Nếu gia đình sử dụng máy giặt 4-5 lần/tuần, bạn nên vệ sinh máy giặt mỗi tháng/lần để giữ cho máy giặt bền hơn, quần áo cũng được giặt sạch hơn.

 

Đóng kín cửa máy giặt cho khỏi bụi

Để ngăn bụi bẩn, bạn thường đóng chặt cửa máy giặt, thậm chí, cẩn thận hơn, bạn còn phủ kín khăn hoặc nylon để che cho máy giặt. Tuy nhiên, đóng cửa máy giặt sau khi kết thúc chu trình giặt là cách bạn đang "nhốt" chặt vi khẩn ở trong máy, tạo điều kiện lý tưởng để sản sinh ra nấm mốc và mùi hôi.
 
Cách làm đúng là mở cửa máy giặt để nước trong máy bay hơi, sau đó dùng khăn mềm, sạch để lau khô lồng máy giặt.
 

 

 

Trung Hiếu/Báo Tin tức
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 175


Hôm nayHôm nay : 50019

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1166457

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72849166