05:37 EDT Thứ sáu, 05/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Sức khỏe - Giới tính


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát sinh dịch bệnh khi giao mùa

Thứ ba - 15/01/2013 09:56
Thời tiết giao mùa, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm khá lớn là cơ hội cho nhiều loại dịch bệnh bùng phát, như: tiêu chảy, cảm cúm, sốt và nhất là bệnh viêm đường hô hấp, viêm amidan…

 

Ghi nhận tại một số bệnh viện cho thấy, số ca khám và điều trị các bệnh liên quan đến mũi, họng, sốt có chiều hướng gia tăng ở cả người lớn và trẻ em.

 

*  Bệnh gia tăng

 

Tại Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai, các phòng khám (cả công lập lẫn khu dịch vụ) lúc nào cũng chật kín. Hiện mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận từ 1.000-1.200 ca điều trị ngoại trú, tăng khoảng 200-300 ca so với những tháng trước. Chủ yếu các ca bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, bệnh nhiễm nguy hiểm, như: tay chân miệng, sốt xuất huyết, quai bị, thủy đậu; bệnh về đường hô hấp, như: viêm phế quản phổi, viêm tiểu phế quản cấp, hen phế quản, viêm amidan...

Phần lớn trẻ mùa này hay bị mắc các bệnh về đường hô hấp. Ảnh: P. Liễu
Phần lớn trẻ mùa này hay bị mắc các bệnh về đường hô hấp. Ảnh: P. Liễu

 

Lãnh đạo Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai cho hay, tình hình dịch bệnh năm nay diễn biến phức tạp hơn những năm trước, nhất là sốt xuất huyết và tay chân miệng. Riêng trong tháng 12 và nửa đầu tháng 1-2013, số ca xuất huyết giảm đáng kể, trong khi số ca bệnh liên quan đến hô hấp tăng gấp 3 lần so với thời điểm bình thường trong năm. Còn số ca nhập viện điều trị bệnh tay chân miệng cũng đã “hạ nhiệt”, dù vẫn ở mức cao (từ 60-100 ca/tháng). Đáng mừng là không còn những ca tay chân miệng và sốt xuất huyết biến chứng nặng.

 

Bệnh nhân bị tiêu chảy cũng đang tăng cao trong dịp này. Theo bác sĩ Nguyễn Đức Hòa, Phó khoa tiêu hóa của Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai, có 2 thời điểm xuất hiện nhiều ca mắc các bệnh liên quan đến tiêu hóa là thời điểm chuyển mùa mưa và giai đoạn chuyển mùa hanh khô. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính ở trẻ: nhiễm vi khuẩn, nhiễm trùng và ký sinh trùng, trẻ bị rối loạn tiêu hóa do ăn phải thức ăn ôi thiu, nấu nướng không hợp vệ sinh hoặc ăn phải thức ăn nhiễm hóa chất, thuốc trừ sâu…

 

Nếu trẻ có triệu chứng sốt cao, đau họng, nổi bóng nước, tiêu chảy suy kiệt nên đưa trẻ đến bệnh viện, phụ huynh không được tự ý mua thuốc kháng sinh tự điều trị bệnh cho trẻ để tránh dẫn đến kháng thuốc.

 

* Quan tâm hơn đến sức khỏe 

 

Bác sĩ Lê Văn Giai, Trưởng khoa nhiễm của Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai cho biết: “Các loại bệnh ở trẻ gia tăng không chỉ gây nên tình trạng quá tải cho bệnh viện, khó khăn cho công tác điều trị và cách ly bệnh nhân mà còn ảnh hưởng không ít đến tâm lý của các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, tình trạng bệnh ở trẻ gia tăng do thời tiết diễn biến thất thường (ngày nắng nóng, sáng sớm và đêm lại trở lạnh) cũng là… đến hẹn lại lên. Vì thế, việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ, đặc biệt là những trẻ có sức đề kháng kém, trẻ đẻ non, trẻ suy dinh dưỡng… cần được quan tâm hơn trong những thời điểm thời tiết phức tạp”.

 

Theo bác sĩ Lê Văn Giai, Trưởng khoa nhiễm (Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai), để chủ động phòng bệnh cho trẻ em, các bậc phụ huynh nên cho con đi tiêm phòng bệnh cúm; giữ ấm cho trẻ với thân nhiệt ổn định, tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với không khí nóng, lạnh đột ngột. Ngoài ra, trong chế độ ăn uống, cha mẹ cần cung cấp đủ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng của trẻ; thực hiện ăn chín, uống sôi, sử dụng những thực phẩm tươi sống, an toàn; rửa sạch tay thường xuyên cho trẻ và cho người chăm sóc trẻ để hạn chế trẻ bị nhiễm các bệnh tay chân miệng, tiêu chảy cùng một số bệnh nhiễm khác.

 

Thời tiết giao mùa, không chỉ trẻ em bị bệnh mà người lớn, đặc biệt là người già cũng nhập viện nhiều. Hiện tại, 2 bệnh viện đa khoa Đồng Nai và đa khoa Thống Nhất, số ca bị các bệnh liên quan đến mũi, họng, phổi, phế quản đến khám và điều trị nội trú cũng tăng khoảng 20%. Trong đó, nhiều người già bị các chứng sốt, đau họng, nghẹt mũi, viêm phổi, viêm phế quản cấp… phải dùng kháng sinh liều cao. Bác sĩ Đồng Minh Hùng, Trưởng khoa nhiễm Bệnh viện đa khoa Đồng Nai cho hay, khi thời tiết phức tạp, số ca nhập viện điều trị các bệnh nhiễm tăng nhiều so với những tháng khác trong năm. Đặc biệt là số người lớn bị sốt xuất huyết tới thời điểm này không giảm nhiều, dù dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn đã “hạ nhiệt” so với thời điểm đỉnh dịch (tháng 9 và10-2012) vừa qua.

 

Phương Liễu

 Theo Báo đồng nai


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 281

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 277


Hôm nayHôm nay : 39430

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 258259

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64244203