uả nhãn có vỏ mềm và nhỏ hơn quả vải. Nhãn có tên khoa học là Longocarpus longan (Euphoria longana Lamk) thuộc họ Bồ Hòn (Sapindaceae), có nguồn gốc ở Trung Quốc và sau đó lan rộng trên khắp thế giới và hiện đang được trồng rộng rãi ở Thái Lan, Ấn Độ và một số nước khác ở châu Á, trong đó có Việt Nam.
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, công dụng chữa bệnh của quả nhãn xuất phát một phần từ lượng vitamin C vô cùng phong phú. |
Nhãn là một loại trái cây phổ biến ở nước ta cũng như miền nhiệt đới nói chung. Không chỉ là loại trái cây ngon miệng, công dụng chữa bệnh của quả nhãn còn khiến cho nhiều người bất ngờ.
Theo Đông y, Tuệ Tĩnh cho rằng quả nhãn có vị ngọt, tính ấm, bình, không độc, giúp trừ vi trùng lao, bổ ích tâm tỳ, làm tăng trí nhớ, tăng tuổi thọ cho người già, cao tuổi. Trong sách của Hải Thượng Lãn Ông còn ghi nhận dùng nhãn thường xuyên và lâu dài sẽ giúp ta được thông minh, trẻ lâu.
Đông y thường sử dụng nhãn ở dạng long nhãn sấy khô, sau đó được sử dụng dưới nhiều dạng như thuốc sắc, thuốc cao, thuốc hoàn, rượu thuốc (vì vậy vị thuốc long nhãn có nhiều tên như ích trí (Thần nông bản thảo), Long mục (Ngô phổ bản thảo), á lệ chi (Khai bảo bản thảo); Qủy nhãn, viên nhãn (Tục danh)...
Thành phần hóa học trong long nhãn có adenine, choline, glucose, sucrose (Trung dược học). Hay sacaroza, glucoza, protein, acid tatric, chất béo, Sinh tố A,B. Các men Amylaza, Peroxitdaza. Hạt nhãn có saponin, chất béo (Dược liệu Việt Nam). Cùi nhãn tươi nhãn: nước 77,15%, tro 0,01%, chất béo 0,13%, protid 1,47%, hợp chất có nitrogen tan trong nước 20,55%, saccacrose 12,25%, vitamin A, B. Cùi nhãn khô có nước 0,85%, chất tan trong nước 79,77%, chất không tan trong nước 19,39%, tro 3,36%.
Trong phần tan trong nước có glucose 26,91%, sacarose 0,22%, acid tartric1,26%, chất có nitrogen 6,309%. Hạt nhãn chứa tinh bột, saponin, chất béo và tanin. Lá chứa quercetrin, quercetin, tanin (Tự điển cây thuốc Việt Nam)... Riêng rượu thuốc có thể ngâm phối hợp với các vị thuốc khác để bồi bổ cơ thể, chống mất ngủ, suy nhược thần kinh... và rất nhiều bệnh khác.
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, công dụng chữa bệnh của quả nhãn xuất phát một phần từ lượng vitamin C vô cùng phong phú, chiếm 80% nhu cầu vitamin C trung bình ở mỗi người. Nhãn cũng chứa rất nhiều khoáng chất như sắt, phốt pho, magiê, kali. Loại quả này cũng rất giàu vitamin A, vô cùng quan trọng trong việc chống oxy hóa.
Do đó, quả nhãn được coi là phép lạ thần kỳ dành cho hệ thần kinh, được dùng như một chất chống trầm cảm, giúp đầu óc thư giãn, được chứng minh để tăng cường chức năng thần kinh, giảm kích thích và giảm mệt mỏi.
Ăn nhãn giúp cải thiện khả năng lành vết thương và tăng tuổi thọ. Cùng với polyphenol, ăn nhãn còn giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể và ngăn ngừa các tế bào bị hư hại. Nó cũng giúp làm giảm nguy cơ phát triển một số loại ung thư nhất định. Loại quả này cũng có khả năng cải thiện lưu thông máu và làm tăng sự đồng hóa sắt trong cơ thể chúng ta, cực tốt cho người bị thiếu máu.
Dưới đây là những bài thuốc hay, dễ áp dụng và phát huy công dụng chữa bệnh của quả nhãn như:
* Chữa chứng mất ngủ, hay quên, hay bị hồi hộp, tim đập nhanh: Gạo nếp ngon 100g, cùi nhãn 100g. Đem nấu cháo thật nhừ, nêm gia vị cho phù hợp với bản thân rồi ăn.
* Suy nhược cơ thể, thiếu máu: 15g long nhãn, 20g hạt sen, 15g hồng táo, 15g đậu phộng và 50g gạo nếp ngon. Đem nấu cháo với những nguyên liệu trên, ăn khi còn nóng vào buổi sáng và chiều tối.
* Tiêu chảy do tì hư: 30g long nhãn, gừng vừa đủ. Đem nấu 2 nguyên liệu trên lấy nước uống trong ngày để trị chứng tiêu chảy.
* Chữa chảy máu do chấn thương: Dùng hạt long nhãn khô tán mịn rồi đắp lên vết thương.
* Ăn ngủ kém, người tiều tụy xanh tái: Long nhãn 250g, đại táo 250g, rửa sạch cho vào nồi , đổ vào khoảng 1/2 lít nước, đun lửa to cho sôi rồi chuyển lửa nhỏ cho chín kỹ. Cho thêm mật ong 250g và nước cốt gừng trộn đều, nấu chín rồi ăn.
* Rượu long nhãn giúp bổ khí huyết, ăn ngon hơn: 200g long nhãn nhục vào một bình có miệng nhỏ, đổ vào 1/2 lít rượu trắng thật tốt, bịt kín miệng bình. Mỗi ngày lắc bình một-hai lần, sau hai tuần là dùng được.
Lưu ý: Mặc dù nhãn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, tuy nhiên người có thể nhiệt không nên dùng nhiều vì sẽ khiến cơ thể phát mụn nhọt bởi loại quả này có lượng đường cao, nên nhãn cũng không phù hợp với người đang bị béo phì, người muốn giảm cân, người mắc bệnh tiểu đường, người bị tăng huyết áp. Phụ nữ có thai phần lớn có triệu chứng nóng trong, nếu ăn nhãn dễ khiến tình trạng thêm tồi tệ thêm.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn