11:54 EDT Chủ nhật, 06/10/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Sức khỏe - Giới tính


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quá nhiều mồ hôi, chớ chủ quan!

Thứ sáu - 05/07/2013 03:49
Những khuyến cáo dưới đây của các chuyên gia sức khỏe Anh sẽ giúp chúng ta biết được một số trường hợp đổ mồ hôi nhiều cần phải lưu ý và tham khảo ý kiến bác sĩ.

1. Hạ đường huyết

Đổ mồ hôi có thể là một dấu hiệu của tình trạng hạ đường huyết – tức lượng đường trong máu xuống quá thấp. Mặc dù tình trạng này thường đi kèm với bệnh tiểu đường, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở người khỏe mạnh nếu họ bỏ một bữa ăn chính, Tiến sĩ Stephen Lawrence - bác sĩ kiêm cố vấn y tế cho Hiệp hội Tiểu đường Anh cho biết.

Giải pháp: Nếu muốn đường huyết tăng nhanh, hãy ăn một nắm kẹo ngọt, nhưng tránh sô-cô-la, vì chất béo của nó sẽ ức chế khả năng hấp thụ glucose của tế bào, khiến bạn lâu hồi sức. Sau đó, bạn nên ăn uống đầy đủ để ổn định đường huyết và tránh để nó tụt lần nữa.

2. Bệnh lý tuyến giáp

Đổ mồ hôi liên tục có thể là dấu hiệu của tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức (hay còn gọi là "cường giáp"). Thông thường, tuyến giáp sản xuất một hoóc-môn kiểm soát tốc độ cơ thể sử dụng nguồn năng lượng dự trữ, cũng như độ nhạy cảm với các hoóc-môn khác. Khi tuyến giáp sản xuất hoóc-môn quá nhiều, nó sẽ kích thích các tuyến mồ hôi, gây đổ mồ hôi liên tục.

 Giải pháp: Tiến sĩ Mark Vanderpump, chuyên gia về nội tiết tại Bệnh viện Royal Free cho biết, dùng thuốc điều trị có thể làm giảm hàm lượng hoóc-môn tuyến giáp, nhưng thường mất một tháng thì mới có hiệu quả. Hiện tại, nhóm thuốc ức chế beta (beta-blockers, dùng chữa bệnh tim mạch) được cho là có hiệu quả ngay lập tức nhờ vào khả năng ngăn chặn cơ thể sản sinh hoóc-môn adrenaline và noradrenaline.

3. Rối loạn hoóc-môn sinh dục

Christopher Eden, chuyên gia tiết niệu tại Bệnh viện Hoàng gia Hạt Surrey, cho biết, những quý ông hay đổ mồ hôi ban đêm, dù trời không nóng, có thể do hàm lượng hoóc-môn sinh dục nam (testosterone) thấp.

 Trong trường hợp đó, vùng dưới đồi (hypothalamus) - điều khiển thân nhiệt và huyết áp - nhận tín hiệu sai cho rằng cơ thể quá nóng, nên tiết mồ hôi để giúp cơ thể hạ nhiệt.

Trong khi đó, đổ mồ hôi ban đêm ở phụ nữ có thể là dấu hiệu của mãn kinh, Leila Hannah - chuyên gia phụ khoa tại Bệnh viện Queen Mary giải thích thêm, dù các chuyên gia chưa thể lý giải tại sao việc sụt giảm nồng độ hoóc-môn oestrogen lại gây ra "bốc hỏa".

Giải pháp: Tình trạng testosterone thấp ở nam giới có thể chẩn đoán dễ dàng bằng xét nghiệm máu và điều trị bổ sung testosterone ở dạng gel hoặc tiêm. Ở phụ nữ, các phương pháp tự nhiên, như dùng các chế phẩm từ đậu nành hoặc cỏ ba lá đỏ, được phát hiện là giúp giảm 60% triệu chứng do mãn kinh. Nếu điều trị bằng thảo dược không hiệu quả, các chị em có thể hỏi ý kiến bác sĩ về liệu pháp thay thế hoóc-môn.

4. Dùng thuốc

Theo Tiến sĩ Declan Leahy - chuyên gia tư vấn tâm lý tại một bệnh viện tâm thần ở Hạt Kent, ra mồ hôi nhiều có thể là tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm, do nó làm tăng nồng độ các hoóc-môn gây căng thẳng như noradrenaline.

Các loại dược phẩm khác cũng gây đổ mồ hôi gồm thuốc điều trị huyết áp, thuốc trị khô miệng, cảm cúm có chứa hoạt chất pseudo-ephedrine, các viên sắt và thuốc kháng sinh.

Giải pháp: Đối với bệnh nhân trầm cảm, thì việc thư giãn và tập thể dục là những biện pháp tốt để giải tỏa stress.

5. Dây thần kinh bị "trục trặc"

Phần lớn chúng ta "sản xuất" khoảng 1 lít mồ hôi/ngày và nhiều hơn khi trời nóng hoặc vận động cơ thể. Nhưng nếu bạn vẫn đổ mồ hôi nhiều dù trời lạnh thì đây có thể là dấu hiệu của chứng tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis).

Bệnh này khiến cơ thể tiết mồ hôi nhiều gấp 10 lần bình thường và người bệnh liên tục thấy ẩm ướt, đặc biệt khi trời nóng, lúc vận động hoặc cảm thấy lo lắng.

Giải pháp: Theo Tiến sĩ da liễu Sajjad Rajpar ở Bệnh viện Queen Elizabeth, thuốc chống tiết mồ hôi chứa clorua nhôm như Driclor có thể hạn chế hoạt động của tuyến mồ hôi...

6. Đau tim

Ra nhiều mồ hôi và cảm thấy uể oải có thể là dấu hiệu cảnh báo sắp nhồi máu cơ tim. Các triệu chứng khác kèm theo bao gồm cảm giác nặng ngực và lan tỏa đến xương hàm, cổ, cánh tay và lưng. Theo Tiến sĩ Charles Knight, một chuyên gia về tim mạch, tình trạng ra mồ hôi còn là một phần trong phản ứng vasovagal - nguyên nhân gây giảm đột ngột nhịp tim và huyết áp.

Giải pháp: Bất cứ ai nghi ngờ bị đau tim nên đến bệnh viện nhanh chóng.

Nguồn:danviet.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 203

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 198


Hôm nayHôm nay : 49269

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 275304

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 68922920