Rau dền gai có công dụng giảm sưng nóng đỏ, đau các khớp |
Nó có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước. Sở dĩ người ta gọi là cây dền gai bởi chúng có những cột gai nhỏ trên thân. Giúp phân biệt với dền xanh và dền cơm.
Thành phần dinh dưỡng: Nhiều nghiên cứu hiện đại cũng cho rằng, đây là loại cây có nhiều công dụng rất tốt, hàm lượng chất xơ cao, các chất béo. Cùng với nhiều vitamin, C, B3, sắt, photpho… Trong loại cây này cũng rất dồi dào. Chính vì vậy, người ta cũng hay dùng ngọn non (phần không có gai) của dền gai để ăn. Cứ mỗi 100g sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 20 kilo calo. Một phát hiện bất ngờ nữa là trong loại cây này cũng có hàm lượng canxi. Rất tốt cho những người bị bệnh cột sống như thoái hóa, gai cột sống.
Theo y học cổ truyền, dền gai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp, thu liễm ngừng tả. Thường dùng trị phù thũng, bệnh về thận, chữa lỵ và làm thuốc điều kinh. Phần cây trên mặt đất được dùng làm thuốc chữa bỏng, đắp tiêu viêm mụn nhọt. Lá có tính long đờm và được dùng trị ho và các bệnh về đường hô hấp. Hạt dùng để đắp, băng bó chấn thương…
Đặc biệt đối với những người bệnh về xương khớp như: Gai đốt sống, thoái hóa cột sống sử dụng rau dền gai ngoài việc giúp thanh nhiệt trừ thấp, lợi tiểu, loại bỏ tác nhân gây bệnh ra ngoài qua đường tiểu tiện. Ngoài ra còn có công dụng giảm sưng nóng đỏ đau các khớp, từ đó rất có hiệu quả trong đợt cấp của các bệnh khớp. Quan trọng nhất là trong thành phần của rau dền gai có hàm lượng canxi và các chất khoáng giúp cho quá trình tạo xương chắc khỏe hơn, hạn chế loãng xương và thoái hóa khớp.
Hiện nay rau dền gai được rất nhiều người bệnh mắc những căn bệnh về loãng xương. Và xương khớp ưa chuộng vì sự lành tính của nó. Và trong loại cây này có hàm lượng canxi rất cao. Nên bạn có thể sử dụng được tất cả các bộ phận của cây như rễ, thân, cành, lá...
Trong bộ phận của cây rau dền gai thì thân cây được sử dụng như một loại thuốc trong điều trị mụn nhọt. Lá thì được dùng trong điều trị các bệnh đường hô hấp. Còn rễ cây dền gai được dùng để điều trị các bệnh xương khớp trong đó có bệnh gai đốt sống.
Bệnh gai đốt sống (Ảnh minh họa) |
Những bài thuốc dưới đây từ cây rau dền gai chữa bệnh gai đốt sống. Hãy kết hợp các cách này để tăng hiệu quả của thuốc.
1. Bài thuốc uống cho người bệnh đang ở giai đoạn nhẹ
Những người mới có triệu trứng của bệnh gai đốt sống có thể áp dụng cách này để chữa. Sử dụng phương pháp này thì đòi hỏi người bệnh cần phải kiên trì sử dụng đều đặn để đạt được hiệu quả tốt.
Trường hợp này, người bệnh có thể sử dụng cây rau dền gai chữa bệnh gai cột sống bằng cách lấy cành, lá còn tươi của cây dền gai. Thực hiện sắc lấy nước uống hằng ngày thay nước lọc. Mùi vị của cây dền gai cũng khá dễ uống. Vì vậy có thể lựa chọn để làm phương pháp chữa bệnh hiệu quả. Ngoài ra có thể hái hoặc mua một mớ rau dền gai còn tươi. Và mang về luộc lên để ăn thay rau rồi lấy nước để uống. Bài thuốc này cũng là một cách hữu hiệu để giảm các triệu chứng của bệnh gai đốt sống.
2. Bài thuốc từ rau dền gai chữa bệnh ở giai đoạn nặng
Bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn vì vậy rau dền gai cần phải kết hợp lá chìa vôi, lá lốt, cỏ xước để có thể đem lại hiệu quả bất ngờ.
Nguyên liệu: 30g dền gai, chìa vôi 50g, lá lốt, cây cỏ xước, tầm gửi, mỗi loại 30g
Nước sạch: 2 lít
Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu trên, cắt nhỏ, để ráo nước. Cho tất cả nguyên liệu vào đun cùng 2 lít nước, đun sôi trong vòng 5 - 7 phút thì tắt bếp. Chắt lấy nước và sử dụng thay nước uống hàng ngày. Tuy nhiên không nên sử dụng thuốc đã để qua đêm vì để lâu sẽ không còn tác dụng chữa bệnh nữa. Kiên trì sử dụng ít nhất 1 tháng sẽ thấy thuốc có hiệu quả rõ rệt sau 15 ngày sử dụng.
3. Bài thuốc đắp: Dùng cành, lá cây dền gai rửa sạch sau đó giã nát, đắp lên vùng bị đau. Dùng băng vải cố định lại, đắp mỗi ngày từ 1-2 lần sẽ giúp giảm đau kháng viêm hiệu quả.
Trên đây là hai bài thuốc từ rau dền gai chữa bệnh gai cột sống được áp dụng nhiều trong dân gian. Người bệnh cần kiên trì thực hiện kết hợp cả hai cách vì thuốc thảo dược thường tác dụng chậm nhưng hiệu quả lại rất chắc chắn. Hãy thử thực hiện để giảm các cơn đau hiệu quả.
Lưu ý: Áp dụng các bài thuốc trên không nên để thuốc đã sắc qua đêm. Người bệnh nên sắc đủ để uống trong một ngày, chứ không nên để sang ngày hôm sau. Ngoài ra nếu người bệnh đã áp dụng các phương pháp trên mà không thấy hiệu quả thì nên đến các cơ sở y tế để được các chuyên khoa kiểm tra và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn