08:56 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Sức khỏe - Giới tính


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Rau mồng tơi, thuốc chữa nhiều bệnh trong ngày hè

Thứ tư - 19/06/2013 03:19
Mồng tơi là loại rau bình dân, được nhiều người ưa chuộng trong những ngày hè. Nhưng vì đó là một thứ đã quá quen thuộc, nên có một đặc điểm mà người ta ít chú ý đến, đó là: ban đầu, mồng tơi vốn chỉ được sử dụng như một vị thuốc chữa bệnh và nói chung không sử dụng để làm rau ăn.
 

Trên thực tế, cây mồng tơi có 2 phân chủng: một loại hoa và quả đều màu trắng (Bassela rubra L.); còn một loại hoa màu trắng tím và quả màu đen nhánh (Bassela rubra L. var. nigra Lour.). Cả hai loại được sử dụng làm rau ăn và làm thuốc với cùng tác dụng.

 

Rau mồng tơi, thuốc chữa nhiều bệnh trong ngày hè 1

Một bát canh mồng tơi trong ngày hè nắng nóng có tác dụng giải nhiệt.

 

 

Mồng tơi được sử dụng làm thuốc đã từ lâu đời. Tác dụng chữa bệnh của mồng tơi được ghi lại sớm nhất trong sách “Danh y biệt lục” của Đào Hoằng Cảnh (456 - 536) như sau: “chủ hoạt trung, tán nhiệt” (thông lợi đường tiêu hóa, giải nhiệt). Thời xưa, mồng tơi không được sử dụng để làm rau ăn. Mãi về sau này khi các nghiên cứu hiện đại cho thấy, thành phần dinh dưỡng của mồng tơi cũng rất phong phú, thì người ta mới bắt đầu sử dụng để làm rau ăn.

 

Theo Đông y, rau mồng tơi có vị chua ngọt, tính lạnh, không độc, vào 5 kinh Tâm, Can, Tỳ, Đại tràng và Tiểu tràng. Có tác dụng thanh nhiệt, hoạt tràng, lương huyết, giải độc. Dùng chữa đại tiện bí kết, đại tiện xuất huyết, tiểu tiện không thông, đái rắt, đái nhỏ giọt, kiết lỵ, ban chẩn, đinh sang...

 

Dân gian thường dùng rau mồng tơi làm rau ăn cho mát, thêm tân dịch, khỏi khô háo và chống táo bón. Một số nơi còn dùng quả mồng tơi để nhuộm đỏ các loại mứt, nếu thêm chanh thì màu đậm hơn, nhưng không nên cho nhiều quá.

 

Tại Indonesia, người ta thường dùng rau mồng tơi làm thuốc chữa trẻ con bị táo bón, phụ nữ đẻ khó; nước ép quả dùng nhỏ mắt chữa đau mắt. Tại Trung Quốc, có nơi người ta dùng rau mồng tơi giã đắp chữa vú sưng nứt, giải độc.

 

- Kiêng kỵ: người Tỳ Vị hư hàn (lạnh bụng), ỉa chảy, đại tiện lỏng nên hạn chế sử dụng.

 

Để tham khảo và áp dụng những khi cần thiết, xin giới thiệu một số phương pháp sử dụng mồng tơi để chữa bệnh, đã được ghi chép trong sách thuốc cổ kim:

 

Đại tiện táo bón: dùng mồng tơi 500g, thêm mắm muối, tương, giấm, nấu thành món canh ăn trong bữa cơm; sau vài ngày đại tiện sẽ thông.

 

Đại tiện xuất huyết kinh niên: rau mồng tơi 30g, gà mái già 1 con (bỏ đầu, chân, nội tạng), hầm lên ăn; sau khi thịt gà chín, mới cho mồng tơi vào, nấu thêm 20 phút là được.

 

- Tiểu tiện không thông suốt, đái rắt, đái nhỏ giọt: dùng rau mồng tơi tươi 70 - 100g, sắc nước uống thay trà trong ngày.

 

Chảy máu mũi do huyết nhiệt: dùng mồng tơi tươi giã nát, dùng bông thấm nước cốt, nhét vào lỗ mũi.

 

Ngực bồn chồn, đầy tức: rau mồng tơi 60g, sắc lấy nước đặc, hòa thêm chút rượu trắng vào uống, uống ấm.

 

Khớp xương tay chân đau nhức do phong thấp: rau mồng tơi cả cây 50 - 100g, móng chân giò 1 cái, hầm với nước và rượu cho chín, làm món ăn trong bữa cơm hàng ngày.

 

Chữa bỏng: dùng mồng tơi tươi, giã nát, lấy nước bôi lên chỗ da bị bỏng.

 

Lợi sữa: phụ nữ sau khi đẻ ít sữa, thường ăn rau mồng tơi, sữa sẽ nhiều.

 

Chữa đinh nhọt: dùng lá rau mồng tơi tươi, giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh, ngày thay thuốc 2 - 3 lần.

 

- Ban xuất huyết: dùng mồng tơi 100g, mã lan 50g, tề thái 25g, sắc lấy nước, chia 3 lần uống trong ngày. Mã lan (Kalimeris indica (L.) Bip) còn gọi là hài nhi cúc, tề thái (Capsella bursa pastoris (L.) Medic.), đều là những cây mọc hoang nhiều nơi ở nước ta.


Theo Lương y Huyên Thảo/suckhoedoisong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 156

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 155


Hôm nayHôm nay : 43715

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1156757

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72839466