13:11 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Sức khỏe - Giới tính


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Rễ cau chữa liệt dương

Thứ sáu - 04/01/2013 10:25
Cây cau còn gọi là binh lang, tân lang, có tên khoa học: Arecaceae. Cau là cây nhiệt đới có thân trụ, thẳng đứng, cao 10 – 12m, có nhiều vòng sẹo đều đặn của vết lá rụng. Hoa đực ở trên, nhỏ, màu trắng, thơm; hoa cái to hơn ở dưới. Quả hạch hình trứng thuôn đầu, vỏ quả nhẵn bóng, còn non màu lục sau vàng, vỏ quả giữa nhiều xơ. Người ta trồng cau làm cảnh, lấy quả ăn trầu và các bộ phận khác làm thuốc.


Theo Y học cổ truyền: Hạt cau vị chát, tính ôn, có tác dụng diệt trùng, trừ giun sán, tiêu tích, hành thuỷ; vỏ quả cau vị hơi cay, tính ôn, có tác dụng thông tiểu tiện, hành thuỷ, hạ khí. Hoa, quả, thậm chí cả rễ của cây cau đều có nhiều tác dụng chữa bệnh rất tốt, từ ho, dạ dày, khó tiêu, chán ăn, hen suyễn đến cả …cường dương.

Hoa cau: Là nụ hoa đực của cây cau, có vị hơi ngọt, tính mát, có tác dụng bổ tim, gan, dạ dày, trị ho, thanh nhiệt, thông khí, tán ứ trệ khí ở dạ dày… 


Hoa cau, hạt cau, rễ cau đều có tác dụng chữa bệnh

Một số bài thuốc chữa bệnh bằng cau

- Chữa liệt dương: Rễ cau nổi (20-30g) thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày (không nên dùng nhiều).

- Chữa phù thũng, bụng đầy trướng, khó thở, đái ít: Vỏ quả cau 12g, vỏ Quýt 12g, vỏ rễ dâu 12g, vỏ gừng 12g, nước 2 bát nước sắc còn gần bát (khoảng 8/10 bát), chia uống 2 lần; 5 ngày là một liệu trình.

- Chữa chứng cước khí, sinh đầy bụng hoặc người già bị chứng đầy bụng: Hạt cau tán mịn, nấu nước vỏ quả cau uống với bột hạt cau tán mịn, mỗi lần 8g.

- Chữa chốc đầu: Hạt cau già, đốt cháy, tán mịn, rắc lên đầu.

- Chữa viêm ruột kiết lỵ: Hạt cau khô 1 – 2 hạt đập dập, vỏ dộp cây ổi 6g, sắc nước uống.

- Chữa giun đũa và sán làm đau bụng, miệng ứa nước trong: Hạt cau khô thái nhỏ 80g cùng 2 bát rượu, sắc lấy 1 bát, chia uống dần trong 1 giờ cho hết. Hoặc sáng sớm ăn 80g hạt bí ngô đã rang chín, sắc 80g hạt cau với nước, lấy 600ml. Uống nước sắc hạt cau sau khi ăn hạt bí 2 giờ, sau đó uống thuốc tẩy để sổ giun sán ra.

-Chữa sốt rét: Hạt cau 2g, thường sơn 6g, thảo quả 1g, cát căn 4g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

- Chữa no hơi chướng bụng, khó chịu trong lồng ngực: Cau 12g, Chỉ xác 9g, tô cách 9g, mộc hương 3g sắc uống.

-Chữa khó tiêu, đầy trướng bụng: Hạt cau 10g, sơn tra 10g. Sắc nước uống.

-Chữa ho, đau tức ngực, tê đau các khớp, chướng khí ở bụng: Lấy 0,5 lạng hoa cau hầm với thịt lợn để ăn

- Chữa hen suyễn: Tua cau rũ, đốt tồn tính, tán mịn, mỗi lần dùng 4 – 8g trộn với nước cháo, ăn rất hiệu nghiệm.

- Chữa giun đũa, sán dây: Cau 30g, hạt bí ngô 30g sắc uống.

- Chữa phù thũng, bụng đầy trướng, khó thở, tiểu tiện ít, ốm nghén nôn mửa: Vỏ quả cau, vỏ rễ dâu, vỏ quýt, vỏ gừng mỗi thứ 12 g, sắc với 300 ml nước, lấy 200 ml, chia hai lần uống trong ngày.

Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 109


Hôm nayHôm nay : 43147

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1245119

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72927828