15:28 EST Thứ năm, 21/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Sức khỏe - Giới tính


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sử dụng phụ gia thực phẩm an toàn!

Thứ ba - 22/10/2019 00:00
Hàm lượng chất phụ gia trong thực phẩm rất nhỏ nhưng lại có thể làm cho thực phẩm phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng, chất phụ gia có thể gây ra những tổn thất cấp tính hoặc mạn tính cho sức khỏe con người

Phụ gia thực phẩm (PGTP) theo Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế là :“Một chất, có hay không có giá trị dinh dưỡng, bản thân nó không được tiêu thụ như một thực phẩm hay như một thành phần của thực phẩm, được bổ sung vào thực phẩm nhằm giải quyết mục đích công nghệ trong sản xuất để chế biến, xử lý, bao gói, bảo quản, vận chuyển thực phẩm hoặc để cải thiện kết cấu, đặc tính kỹ thuật của thực phẩm đó”.

Theo quy định hiện hành có 400 loại phụ gia thực phẩm được sử dụng trong thực phẩm (Quy định tại Thông tư 24/2019/TT-BYT) và gồm 23 nhóm chất: Phẩm màu, chất làm ẩm, chất chống oxy hóa, chất xử lý bột, Enzym, chất tạo bọt, chất đông vón, chất ngọt tổng hợp, chất ổn định, chất khí đẩy, chất tạo xốp, chất tạo hạt, chất điều chỉnh độ acid, chất độn, chất làm bóng, chất điều vị, chất giữ màu, chất làm rắn chắc, chất tạo phức kim loại, chế phẩm tinh bột, chất nhũ hóa, chất làm dày và chất bảo quản.

 

Kết quả hình ảnh cho phụ gia

(Phụ gia tự nhiên để chế biến thực phẩm)

 

Việc sử dụng đúng loại, đúng liều lượng, đúng mục đích, các PGTP có tác dụng trong việc giữ được chất lượng toàn vẹn của thực phẩm cho tới khi sử dụng; tạo sự dễ dàng trong sản xuất, chế biến thực phẩm và làm tăng giá trị thương phẩm trên thị trường.

Tuy nhiên, khi dùng không đúng liều lượng, chủng loại, nhất là việc lạm dụng những phụ gia không cho phép dùng trong thực phẩm (như Rhodamine B, Hàn the, chất vàng ô, Dioxit crôm…) sẽ gây ngộ độc cấp tính. Nếu dùng liều lượng nhỏ nhưng thường xuyên, liên tục (đặc biệt là loại PGTP bị cấm) có thể gây ngộ độc mãn tính như ăn không ngon, giảm cân, tiêu chảy, rụng tóc, suy thận mạn tính, da xanh xao, động kinh, trí tuệ giảm sút, có nguy cơ hình thành khối u, ung thư, đột biến gen, gây quái thai cho thai nhi…

Chính vì vậy, việc sử dụng PGTP trong thực phẩm cần tuân thủ theo các nguyên tắc:

1. Sử dụng phụ gia thực phẩm được phép sử dụng và đúng đối tượng thực phẩm.

2. Không vượt quá mức sử dụng tối đa đối với một loại thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm.

3. Hạn chế đến mức thấp nhất lượng phụ gia thực phẩm cần thiết để đạt được hiệu quả kỹ thuật mong muốn.

 

Theo Nguyễn Thị Xuân/sonongnghiephatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 205

Máy chủ tìm kiếm : 44

Khách viếng thăm : 161


Hôm nayHôm nay : 43924

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 921103

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71148418