03:56 EDT Thứ hai, 08/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Sức khỏe - Giới tính


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tác dụng chữa bệnh từ quả sung

Chủ nhật - 16/09/2012 10:11
Sung chín có thể có tính năng trị liệu đối với vài chứng bệnh thường gặp như rối loạn chuyển hóa, táo bón ở phụ nữ mang thai. Sung giã nhỏ có thể dùng để đắp lên các vùng lở loét trên tay chân.

 

Từ món ăn dân dã, bây giờ sung đã trở thành món quen thuộc trong các nhà hàng như sung muối chua, cá kho sung, gỏi sung, sung ăn sống...

 

Từ món ăn dân dã, bây giờ sung đã trở thành món quen thuộc trong các nhà hàng như sung muối chua, cá kho sung, gỏi sung, sung ăn sống...

 

 

Sung có tên khoa học là Ficus glomerata, thuộc họ dâu tằm (Moraceae), được con người trồng từ hàng ngàn năm nay tại các vùng Địa Trung Hải, đảo Antilles, Ấn Độ Dương... Hoa và quả sung thuộc một dạng rất đặc biệt: sung là một quả giả. Trước khi thành quả, sung là một túi chứa vô số các hoa nhỏ lưỡng tính mà chúng có thể thụ tinh không cần sự can thiệp bên ngoài.

 

Sung được xem là loại cây gần gũi, xưa nhất, được con người thuần hóa với gần 29 giống khác nhau. Sung có thể được dùng dưới dạng tươi hoặc khô, vào các món ngọt như mứt, bánh... được khuyên dùng cho các vận động viên và những người cần nỗ lực vì có thể cung cấp nhiều calori (74 Kcal/100 gr), nhiều khoáng chất đặc biệt là calcium, potassium, magnésium, phosphor; vi lượng như sắt, chất xơ và vitamin nhóm B, C, A, rétinol, E và K.

 

Do có nhiều dưỡng chất như vậy nên sung chín có thể có tính năng trị liệu đối với vài chứng bệnh thường gặp như rối loạn chuyển hóa, táo bón ở phụ nữ mang thai. Sung giã nhỏ có thể dùng để đắp lên các vùng lở loét trên tay chân. Theo một số tài liệu, sung được y học cổ truyền Trung Hoa sử dụng để loại bỏ độc tố cơ thể và mụn nhọt; làm thuốc sắc để chữa cảm cúm và thông đường hấp. Mủ của sung được sử dụng để làm lên men sữa trong phô mai hoặc để làm mềm thịt khi nấu nướng.

 

Thông thường, chúng ta mua sung thành từng chùm nên cũng dễ dàng, chọn quả có cuống chắc, tròn căng. Khi sử dụng nên gọt bỏ phần vỏ dày gần cuống, vì thường dính mủ có chứa nhiều enzymes lipase, protease có thể gây dị ứng cho môi hay miệng khi ăn phải.

 

Lưu ý: Những người có bệnh túi thừa đại tràng nên tránh ăn sung, bởi các hạt nhỏ có thể tích tụ lại và gây rối loạn tiêu hóa.

 

Theo Thanh Niên

  Theo danviet.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 167

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 162


Hôm nayHôm nay : 33799

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 413176

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64399120