Đây là những hình ảnh ghi lại cảnh vui trung thu thời xưa... trong số những bộ sưu tập của Viện Viễn Đông Bác cổ của Pháp (École Francaise d’ Extrême - Orient)
Những cửa tiệm quanh chợ bắt đầu trang trí, bày biện các mặt hàng để sửa soạn cho Tết trung thu. Đám con trẻ thời ấy háo hức lạ kỳ với Tết trung thu, chúng bị cuốn hút bởi các thú vui truyền thống, mộc mạc nhưng tinh tế của dịp lễ cổ truyền này.
Đèn lồng, đèn cá chép, đèn kéo quân luôn làm những đứa trẻ thèm thuồng. Những đầu lân, các đèn lồng nan tre phết giấy bóng kính, làm theo các hình con cá, ông sao, bánh ú. Ngoài ra còn đèn xếp, đèn quả bưởi, đèn kéo quân… Rồi những con giống, làm bằng bột cắm lông gà nhuộm màu sặc sỡ, cũng là nét đặc thù của Tết Trung Thu của người Việt.
Đèn hình con cua là ước ao của bọn trẻ cả tháng trời trước Tết trung thu. Đêm đến, chiếc đèn được thắp sáng lung linh bởi một chiếc nến nhỏ xinh bên trong, rạng ngời lên ánh mắt thích thú của trẻ nhỏ.
Đủ các món đồ chơi được bày bán ở những khu chợ xưa. Hình ảnh những chiếc lồng đèn, chiếc bánh trung thu xuất hiện ở khắp mọi nơi, len lỏi vào từng ngỏ ngách của phố phường đến từng gia đình, góp phần làm cho không khí của ngày hội trăng rằm thêm nhiều màu sắc, vui tươi và ấm cúng hơn.
Một cửa hàng bánh trung thu thời xưa, nay chỉ còn là dĩ vãng. Bánh Trung thu truyền thống, và đúng vị nhất, bao giờ cũng chỉ đơn giản là bánh nhân hạt sen một lòng trứng. Và bánh này luôn được tăng vị bằng trà ướp sen.
Một cửa hàng bánh trung thu thời xưa, nay chỉ còn là dĩ vãng. Bánh Trung thu truyền thống, và đúng vị nhất, bao giờ cũng chỉ đơn giản là bánh nhân hạt sen một lòng trứng. Và bánh này luôn được tăng vị bằng trà ướp sen.
Đầu lân đủ cỡ, đủ loại, và hình dáng khác nhau. Múa cùng với lân là ông thổ địa bụng phệ phe phẩy cái quạt nan. Tiếng trống, tiếng hò reo, tiếng bước chân, và vũ điệu của sư tử, cứ rạo rực, cuốn hút không biết bao người. "Lòng vui sướng với đèn trong tay", từng đoàn trẻ em đi theo chú lân, chú sư tử, tiếng trống rộn ràng để khi kết thúc đêm hội, ai cũng nuối tiếc và tự hỏi:"Bao giờ mới đến Trung Thu nữa nhỉ?"
Nguồn: Theo Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp
(École Francaise d’ Extrême - Orient)
Theo VnCharm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn