13:15 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Sức khỏe - Giới tính


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Rễ cây Qua lâu chữa thấp khớp

Thứ năm - 07/08/2014 21:37
Thiên hoa phấn là tên thuốc của rễ cây Qua lâu, một dược liệu quý của y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian.
Rễ cây Qua lâu chữa thấp khớp
Quả Qua lâu có màu sắc khá đẹp


Cây Qua lâu còn gọi là dưa núi, dưa trời, hoa bát, vương qua, dây bạc bát…, có tên khoa học là Trichosanthes kirilow Maxim, thuộc họ bí (Cneurbitaceae).

Đó là một dây leo có hoa đơn tính, màu trắng. Quả hình cầu khi chín vỏ có màu vàng cam chuyển sang màu đỏ tươi. Trong quả có rất nhiều hạt, hình trứng dẹt, dài 1,2-1,5cm, rộng 6-10mm dầy khoảng 4mm, mặt ngoài hạt bao bọc bởi lớp nhớt màu nâu nhạt. Rễ củ thuôn dài như củ sắn. Lá giống lá gấc. Ra hoa tháng 6-8, có quả tháng 9-10.

Thiên hoa phấn là tên thuốc của rễ cây Qua lâu, một dược liệu quý của y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian. Người ta thu hoạch rễ Qua lâu vào mùa đông, tốt nhất là sau khi thu hái quả được ít ngày. Muốn có rễ mập, chọn những cây mà hoa quả kém phát triển.

Rễ đào về, cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, cắt thành từng đoạn, rễ nhỏ để nguyên, rễ to bổ dọc, phơi khô hoặc sấy khô, rồi xông diêm sinh để bảo quản.

Theo Đông y, thiên hoa phấn có vị ngọt, tính bình, có tác dụng sinh tân dịch, chỉ khát, nhuận táo, giảm đau, chữa sốt nóng, miệng khô khát, lở ngứa, hoàng đản, viêm tấy, hoa mắt chóng mặt, đau lưng, mỏi gối; mất ngủ, ăn kém, tiểu đêm nhiều lần...

Liều dùng hàng ngày: 8-16g dưới dạng thuốc sắc hoặc thái mỏng, giã nát, ngâm nước, lọc lấy bột, dùng mỗi lần 4-8g. Thiên hoa phấn dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác trong những trường hợp sau:

- Chữa sốt rét: Thiên hoa phấn 8g; mẫu lệ 12g; sài hồ, quế chi, hoàng cầm, mỗi vị 8g; can khương, cam thảo, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Chữa thấp khớp: Thiên hoa phấn, thổ phục linh, cốt toái bổ, kê huyết đằng, thạch cao, đơn sâm, sinh địa, rau má, uy linh tiên, hy thiêm, khương hoạt, độc hoạt, mỗi vị 12g; bạch chỉ 8g; cam thảo 4g. Sắc uống.

- Chữa sốt nóng, miệng khô khát, vàng da: Thiên hoa phấn 8g, rễ cây é lớn đầu 8g, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày.

- Chữa quai bị: Thiên hoa phấn 8g; thạch cao 16g; ngưu bàng, cát căn, mỗi vị 12g; thăng ma, liên kiều, hoàng cầm, cát cánh, mỗi vị 8g; sài hồ, cam thảo, mỗi vị 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Chữa tắc sữa: Thiên hoa phấn 8g; bạch thược 12g; sài hồ, đương quy, xuyên sơn giáp, mỗi vị 8g; thanh bì, cát cánh, thông thảo, mỗi vị 6g. Sắc uống. Hoặc thiên hoa phấn 12g, xuyên sơn giáp rang phồng 12g, tán bột ninh với chân giò lợn, ăn cái, uống nước.

- Chữa mụn nhọt lâu ngày: Thiên hoa phấn 8g, ý dĩ, bạch chỉ, mỗi vị 10g. Sắc hoặc tán bột uống.

- Chữa amidan mạn tính: Thiên hoa phấn 8g; sinh địa 16g; hoài sơn, huyền sâm, ngưu tất, mỗi vị 12g; sơn thù, trạch tả, đơn bì, phục linh, tri mẫu, địa cốt bì, mỗi vị 8g; xạ can 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Chữa viêm cổ họng khan tiếng: Qua lâu bì 10g, Bạch cương tàm 10g, cam thảo 10g, gừng tươi 4g, nước 500ml, nấu còn 150ml, chia 2 lần uống trong ngày.

- Chữa đái tháo đường: Thiên hoa phấn 8g, thục địa, hoài sơn mỗi vị 20g; đơn bì, kỷ tử, thạch hộc, mỗi vị 12g; sơn thù, sa sâm, mỗi vị 8g. Sắc uống trong ngày.

- Chữa hoàng đản, viêm tuyến sữa, mụn lở có mủ: Thiên hoa phấn 16g, mộc thông, bồ công anh đều 12g, sắc uống.

 - Chữa ho do nhiệt: Thiên hoa phấn 30g, gạo tẻ 100g. Cách làm: Sắc thiên hoa phấn, bỏ bã lấy nước, cho gạo vào nước thuốc nấu cháo ăn trong ngày, có tác dụng thanh phế, chỉ khát, sinh tân dịch,… chữa ho do nhiệt hiệu quả.

Lưu ý: Những người tỳ vị hư yếu, tiêu chảy, phụ nữ có thai không dùng thiên hoa phấn.
 

Nguồn: nongnghiep.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 252

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 249


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 975957

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71203272