21:18 EDT Chủ nhật, 06/10/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Sức khỏe - Giới tính


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thực đơn hợp lý cho người viêm đại tràng

Thứ hai - 21/11/2016 03:59
Viêm đại tràng là một bệnh tiêu hoá thường gặp. Bệnh khởi phát từ một đợt viêm đường tiêu hoá cấp tính do nhiễm khuẩn từ các vi khuẩn hay các ký sinh vật qua ăn uống

Viêm đại tràng là một bệnh tiêu hoá thường gặp. Bệnh khởi phát từ một đợt viêm đường tiêu hoá cấp tính do nhiễm khuẩn từ các vi khuẩn hay các ký sinh vật qua ăn uống nhưng không được điều trị triệt để dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc. Sau nhiều lần tái phát, bệnh chuyển sang viêm đại tràng mạn tính. Ngoài ra, viêm đại tràng còn có thể do yếu tố tâm lý thần kinh như xúc động tâm lý, lo lắng, stress… làm ảnh hưởng tới sự điều tiết của hệ thống thần kinh thực vật, gây tăng tiết các chất làm loét ruột.

thuc don hop ly cho nguoi viem dai trang

Cần một chế độ ăn hợp lý

Thay đổi chế độ dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng trong việc điều trị bệnh viêm đại tràng. Một chế độ ăn đầy đủ các thành phần dinh dưỡng: chất đạm (protein): 1g/kg/1ngày. Năng lượng: 30-35kcal/kg mỗi ngày tuỳ thể trạng mỗi người.

Chất béo: ăn hạn chế, không quá 15g/ngày. Đủ nước, muối khoáng và các vitamin.

Khi bị táo bón: giảm chất béo, tăng chất xơ (đặc biệt là dưới dạng hoà tan như pectin, insulin…). Ăn làm nhiều bữa nhỏ, chừng hơn 2 tiếng lại ăn 1 bữa.

Canh khoai tây cà rốt hầm nhừ là món ăn rất phù hợp với những người viêm đại tràng mạn tính.

Khi bị tiêu chảy: tránh hẳn chất xơ dạng không tan như cellulose để thành ruột khỏi bị cọ xát. Không ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp. Nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ (kể cả nho). Có thể ăn trái cây xay như chuối, táo.

Tránh chất kích thích: những thực phẩm có chất kích thích thần kinh như cà phê, sôcôla, trà… đều phải kiêng. Khi chế biến thức ăn, nên hấp hoặc luộc, hạn chế các món xào, rán, sốt.

Nên dùng các thực phẩm: gạo, khoai tây, thịt nạc, cá nạc, sữa đậu nành, sữa không có lactose, các loại rau xanh nhiều lá như rau ngót, rau muống, rau cải.

Không nên ăn các thực phẩm như: trứng, sữa, nem rán, thịt mỡ, đậu đen, hành sống, rượu, bia, cà phê, nước ngọt có ga vì các loại thực phẩm này gây đầy hơi, trướng bụng. Cũng không nên ăn các thực phẩm có nhiều lactose như sữa, nhiều đường như quả ngọt, mật ong, nhiều sorbitol (có trong bánh kẹo ngọt) vì bệnh nhân có biểu hiện kém hấp thu các loại đường này, do đó ăn vào sẽ gây trướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy. Tránh các thức ăn cứng như rau sống, bắp luộc ảnh hưởng đến vết loét.

thuc don hop ly cho nguoi viem dai trang

Theo SKĐS

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 130

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 127


Hôm nayHôm nay : 51178

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 290139

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 68937755