16:17 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Sức khỏe - Giới tính


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thuốc nào giảm đau hiệu quả hơn?

Thứ bảy - 27/10/2012 03:47
Đau mạn tính gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và luôn là một thách thức trong thực hành lâm sàng. Những năm gần đây, việc nghiên cứu về đau mạn tính đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trong đó, đặc biệt là sự phát triển và áp dụng điều trị với các thuốc chống trầm cảm và chống động kinh thế hệ mới.

 

Theo cơ chế, cảm giác đau ở con người được chia làm 3 nhóm là đau do cảm nhận (gây ra do chấn thương hoặc viêm các mô tế bào trong cơ thể), đau do nguồn gốc thần kinh và đau do yếu tố tâm lý. Đau do cảm nhận thường được điều trị tốt với các thuốc có tác dụng chống viêm giảm đau, trong khi đó, đau do yếu tố thần kinh thường đòi hỏi điều trị với những thuốc có tác động trên các chất dẫn truyền thần kinh (như thuốc chống trầm cảm, chống động kinh...) hoặc các dẫn xuất thuốc phiện trong những trường hợp đau nặng.
 

Hiệu quả giảm đau của các thuốc chống trầm cảm và chống động kinh có sự khác biệt rõ rệt giữa các trường hợp đau do nguồn gốc thần kinh và đau do các nguồn gốc khác.

 

 Thuốc chống trầm cảm 3 vòng có tác dụng tốt với chứng đau cột sống thắt lưng.

 

Thuốc chống trầm cảm

Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng như amitriptyline, nortriptyline và desipramine trong điều trị đau mạn tính do nguồn gốc thần kinh và những nguyên nhân khác đã được khẳng định qua nhiều nghiên cứu khác nhau, trong đó, hiệu quả của amitriptyline và chất chuyển hóa của nó, nortriptyline, được ghi nhận rõ rệt nhất. Khá nhiều bệnh lý đau mạn tính không do nguyên nhân thần kinh, như chứng đau xơ cơ (fibromyalgia) và đau cột sống thắt lưng, có đáp ứng tốt với các thuốc chống trầm cảm 3 vòng.

 
Tác dụng giảm đau của các thuốc này rõ ràng độc lập với tác dụng chống trầm cảm của chúng vì nhiều bệnh nhân đau nhưng không có trầm cảm vẫn đáp ứng tốt với thuốc. Hiệu quả giảm đau của thuốc đạt được ra ở liều thấp hơn so với liều điều trị chống trầm cảm thông thường, ví dụ, với amitriptyline là 25-100mg hàng ngày. Các thuốc chống trầm cảm khác không thuộc nhóm 3 vòng như bupropion, venlafaxine, duloxetine cũng có tác dụng giảm đau ở các mức độ khác nhau đối với các trường hợp đau do nguồn gốc thần kinh.
 

Thuốc chống động kinh

 

Đối với các thuốc chống động kinh thế hệ 1, carbamazepine có hiệu quả khá rõ rệt trong điều trị đau thần kinh sinh ba, hiệu quả kém hơn đối với đau thần kinh sau zona và bệnh lý thần kinh do tiểu đường. Trong số các thuốc chống động kinh thế hệ hai, gabapentin là thuốc được ghi nhận rõ rệt nhất về tính hiệu quả trong điều trị đau do nguồn gốc thần kinh. Với liều cao, gabapentin được chứng minh là có tác dụng vượt trội so với giả dược trong điều trị các trường hợp đau do tiểu đường và đau sau zona, tuy nhiên, tác dụng này đã không được thể hiện với liều thông thường của thuốc (900mg hàng ngày).
 
Đối với các hội chứng đau có một phần nguyên nhân thần kinh (như đau kéo dài sau phẫu thuật), hiệu quả giảm đau của thuốc là không rõ rệt. Pregabalin cũng là một thuốc chống động kinh thế hệ mới được chứng minh là có hiệu quả đối với nhiều bệnh lý đau mạn tính như chứng đau xơ cơ (fibromyalgia), chấn thương tủy sống, đau thần kinh sau zona, bệnh lý thần kinh do tiểu đường. Pregabaline là thuốc chống động kinh duy nhất có tác dụng đối với chứng đau xơ cơ. Lamotrigine cũng có ít nhiều tác dụng trong điều trị đau thần kinh sinh ba, bệnh lý thần kinh liên quan với HIV và đau sau đột quỵ. Thuốc này không hiệu quả với các trường hợp đau nặng, dai dẳng và thường gây các phản ứng phụ ngoài da.
 
Các nghiên cứu so sánh cho thấy, hiệu quả giảm đau đối với các trường hợp đau do nguồn gốc thần kinh của các thuốc chống trầm cảm và chống động kinh là tương đương nhau trên lâm sàng, tuy nhiên, chúng khác nhau về mức độ an toàn và khả năng dung nạp thuốc. Theo ước tính từ một nghiên cứu gần đây, cứ 2,6 trường hợp đau do nguồn gốc thần kinh được điều trị với các thuốc chống trầm cảm 3 vòng thì có 1 trường hợp có đáp ứng rõ rệt, con số này với các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (như fluoxetine, paroxetine), thuốc chống động kinh thế hệ cũ (như phenytoin, carbamazepine) và gabapentin lần lượt là 6,7; 2,5 và 4,1.
 
Do hiệu quả điều trị là tương đương giữa hai nhóm thuốc này nên sự lựa chọn điều trị ban đầu cần dựa chủ yếu vào mức độ an toàn, chống chỉ định và giá thành của thuốc cũng như các bệnh lý mắc kèm của người bệnh. Ví dụ, các bệnh nhân có biểu hiện lo lắng, trầm cảm, mất ngủ nên được lựa chọn điều trị với các thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Tuy nhiên, các bệnh nhân có bệnh tim mạch hoặc glôcôm góc đóng lại không nên được điều trị với nhóm thuốc này. Ngay cả khi điều trị thành công thì cũng chỉ giảm được 30-50% cảm giác đau, do đó, có thể phải cân nhắc việc phối hợp thuốc điều trị.         
   

  BS. Nguyễn Hữu Trường

 

 Theo docbao.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 578


Hôm nayHôm nay : 53681

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 623547

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70850862