16:14 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Sức khỏe - Giới tính


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tiết canh động vật: Ổ virus cực độc gây chết người

Thứ hai - 17/09/2012 23:11
Hiện nay, món tiết canh động vật, đặc biệt là tiết canh lợn, tiết canh gia cầm đã trở thành món khoái khẩu của nhiều người.
Món tiết canh. (Nguồn: vandinh.vn)

Món tiết canh. (Nguồn: vandinh.vn)

Có không ít người quan niệm rằng đầu tháng ăn tiết canh cho đỏ, cho may mắn để làm ăn vào cầu. Nhiều người không biết rằng món tiết canh chính là nơi chứa ổ virus có nguy cơ gây chết người nhanh chóng.

Tiết canh chứa rất nhiều virus gây bệnh

Thời gian gần đây, chỉ vì ăn tiết canh, đồ tái sống đã có hàng chục bệnh nhân rơi vào tình trạng thập tử nhất sinh, thậm chí đã có vài trường hợp tử vong.

Vừa qua, có một bệnh nhân nam tại Hà Nội tử vong do nhiễm liên cầu khuẩn ở lợn vì ăn tiết canh đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh những ai có thói quen ăn món này.

Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, đây là bệnh nhân thứ 3 trong vòng một tháng qua tử vong do ăn tiết canh lợn.

Bác sỹ Nguyễn Tiến Lâm, Trưởng khoa Virus-Ký sinh trùng Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, trên cơ thể của con lợn chứa không chỉ là liên cầu lợn mà một số bệnh ký sinh trùng như giun, sán lợn.

Ông Lâm khẳng định: “Tiết canh động vật, đặc biệt là tiết canh lợn tôi không thấy tiết canh mát, bổ ở đâu chỉ thấy bệnh nhân sau khi ăn lăn đùng đùng ra ốm, thậm chí bị tử vong sau đó. Bởi trong máu của gia súc, gia cầm kể cả những con khỏe mạnh đều chứa rất nhiều virus, vi khuẩn gây bệnh. Khi ăn những món đó, tức là con người trực tiếp đưa ổ vi trùng, vi khuẩn gây bệnh vào người.”

Theo ông Lâm, bình thường vi khuẩn liên cầu vẫn cư trú ở họng một số con lợn mà không gây bệnh. Tuy nhiên, khi lợn bị bệnh, sức miễn dịch bị suy giảm khiến vi khuẩn liên cầu phát triển, gây bệnh. Tuy nhiên, khi nấu chín thức ăn ở nhiệt độ 100 độ C, vi khuẩn liên cầu lợn sẽ bị tiêu diệt.

Đường lây truyền con vi khuẩn này với người chủ yếu do thói quen ăn uống. Lợn ốm thường theo đúng quy trình xử lý là phải vứt đi, đem chôn. Vì vậy khi người tiến hành giết mổ, chọc tiết lợn hay ăn tiết canh thì con virus này nó chui vào người qua đường tiêu hóa hay đường hô hấp để xâm nhập vào trong máu trở thành nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não.

Liên cầu lợn: Căn bệnh nguy hiểm

Bác sỹ Lâm khẳng định, đối với ngành y tế bệnh liên cầu lợn là một bệnh mới nổi được đánh giá là rất nguy hiểm bởi tỷ lệ tử vong cao. Người bệnh nếu không được chẩn đoán điều trị kịp thời thì bệnh diễn biến rất nhanh. Khi người bị nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn, thời gian ủ bệnh thường rất ngắn, chỉ trong vòng 10-20 giờ đã có thể rất nguy hiểm.

Điển hình như là gần đây đã có một trường hợp bệnh nhân nam, hơn 40 tuổi (quê Hà Nam) tử vong do sốc nhiễm khuẩn quá nặng và tử vong sau hai ngày điều trị.

 
 Một trường hợp nhiễm khuẩn huyết do liên cầu lợn tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. (Ảnh: PV/Vietnam+)

 

Theo các bác sỹ, nhiễm liên cầu lợn gây ra hai thể bệnh chính là viêm màng não mủ và nhiễm khuẩn huyết. Trong đó, nhiễm khuẩn huyết diễn biến cấp tính, sốt cao, hoại tử ở chân tay, gây suy đa phủ tạng như suy gan, thận, hô hấp, có thể có hôn mê nên nếu không hỗ trợ hồi sức tích cực thì bệnh nhân sẽ tử vong.

Vì vậy, các bác sỹ khuyến cáo nếu bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, xuất hiện ban hoại tử ở da chân, da tay thì nên đến bệnh viện ngay lập tức vì thường bệnh diễn biến rất nặng và nhanh. Thường các bệnh nhân khi mắc bệnh này phải điều trị từ 2-3 tuần, thậm chí hàng tháng mới được ra viện.

Cũng theo bác sỹ Lâm, để phòng bệnh, người dân không nên giết mổ lợn ốm, chết, không xử lý sản phẩm sống từ lợn với tay trần, nhất là khi có vết thương ở tay. Người giết mổ động vật phải rửa tay sạch sau khi chế biến.

Đáng lưu ý, người dân không nên ăn lợn bệnh, thịt lợn sống, tiết canh, nội tạng lợn chưa nấu chín và đặc biệt không ăn thịt lợn ốm, chết.

Trong trường hợp tiếp xúc với lợn ốm, chăm sóc, nuôi hoặc giết mổ, tiêu hủy thì nên có các phương tiện phòng hộ như mặc áo bảo hộ, đi găng tay và đeo khẩu trang để không cho virus xâm nhập vào cơ thể./.

 

Theo thống kê tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, từ đầu năm tới nay đã có gần 50 trường hợp nhập viện điều trị do liên cầu khuẩn lợn. Đặc biệt, phần lớn bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn heo đều tham gia chế biến, giết mổ, ăn thịt, tiết canh, lòng lợn nghi nhiễm bệnh…

Theo các chuyên gia về y tế, số người mắc liên cầu lợn thường tăng nhanh khi có dịch lợn tai xanh. Bởi khi có vụ dịch tai xanh xảy ra, con lợn mất sức đề kháng, liên cầu lợn bùng phát.

Thùy Giang (Vietnam+)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: tiết canh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 98


Hôm nayHôm nay : 53681

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 623000

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70850315