01:17 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Giống cây trồng, vật nuôi mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

BQ – xứng danh giống lúa chủ lực

Thứ hai - 02/09/2019 01:15
4 năm, 8 vụ gieo hạt trên đồng ruộng Hà Tĩnh nói riêng, các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ nói chung, giống lúa thuần BQ từ “vô danh” nay đã đứng vững trong cơ cấu bộ giống chủ lực của một số tỉnh. Đặc biệt, trong bối cảnh vụ hè thu của Hà Tĩnh sụt giảm mạnh năng suất ở tất cả các giống, BQ vẫn đạt vững vàng con số trên 2,5 tạ/sào.

Xác định chủ sở hữu giống

Gần chục năm miệt mài nghiên cứu từ phòng thí nghiệm đến sản xuất thực tế trên đồng ruộng, GS.TSKH Trần Duy Quý và các cộng sự thuộc Viện nghiên cứu hợp tác KHKT Châu Á – Thái Bình Dương (IAP) mới cho ra đời được giống lúa thuần BQ. 

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn và GS.TSKH Trần Duy Quý thăm cánh đồng 5ha sản xuất giống lúa BQ tại huyện Can Lộc.

Giống lúa này đã được đưa vào khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm DUS trong hệ thống khảo nghiệm quốc gia và được công nhận SX thử tại các tỉnh phía Bắc vào tháng 12 năm 2016.

Mốc thời gian đánh dấu bước ngoặt chính là Quyết định công nhận chính thức BQ là giống cây trồng nông nghệp mới vào ngày 7/3/2019, của Bộ NN-PTNT. Căn cứ pháp lý này mở ra cơ hội cho ngành nông nghiệp các tỉnh phía Bắc đưa giống BQ đến với bà con nông dân.

“Cha đẻ” giống lúa thuần BQ khẳng định, qua quá trình nghiên cứu khoa học, sản xuất thử hàng nghìn ha tại các địa phương như: Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Bắc Giang, Yên Bái, Nghệ An..., giống lúa này thể hiện được nhiều đặc tính vượt trội.

Cụ thể, thời gian sinh trưởng ngắn (từ 125 – 135 ngày đối với vụ Xuân, 100 - 105 ngày đối với vụ HT – mùa); cây sinh trưởng, phát triển khỏe trên đất vàn, vàn cao, chống đổ khá; năng suất trung bình đạt 70 – 72 tạ/ha (vụ Xuân) và 60 – 62 tạ/ha (vụ HT), cao hơn giống đối chứng Khang dân 18 từ 8 – 12 %.

Về sức chống chịu sâu bệnh, BQ nhiễm nhẹ các sâu bệnh hại như: khô vằn, bạc lá, rầy nâu, đục thân...

“Riêng tại Hà Tĩnh, BQ bắt đầu sản xuất thử từ vụ Xuân 2016, kể từ đó đến nay Bí thư tỉnh ủy thường xuyên quan tâm, chỉ đạo chú trọng công tác chọn dòng, mở rộng diện tích sản xuất để đảm bảo có giống tốt đưa ra phục vụ người dân. Sau khi được Bộ NN-PTNT công nhận chính thức, ngày 25/4/2019 chúng tôi đã chuyển nhượng bản quyền cho Cty CP giống cây trồng Hà Tĩnh độc quyền sản xuất, kinh doanh hạt giống lúa BQ tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế”, GS Quý nói.

GS.TSKH Trần Duy Quý cho rằng, giai đoạn này đang là thời kỳ “vàng son” của bộ giống nên Cty CP giống cây trồng Hà Tĩnh cần đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn, phát triển diện tích giống BQ qua kênh khuyến nông các tỉnh, huyện, xã…

Nông dân Đức Thọ phấn khởi thu hoạch lúa BQ.

Còn với nông dân, khuyến cáo bà con không nên tự để giống mà cần sản xuất giống nguyên chủng. Bởi, giá giống lúa thuần không đắt, nếu người dân làm liều tự để giống thì rủi ro dịch bệnh, giảm năng suất, thậm chí mất mùa là rất cao.

Vụ Xuân năm 2015, Trung Trung tâm chuyển giao công nghệ và khuyến nông (Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung bộ) phối hợp với IPA sản xuất thử giống lúa BQ tại tỉnh Nghệ An.

Sau 4 năm gieo cấy tại nhiều chất đất ở các huyện Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Thanh Chương…, bà con nông dân đánh giá BQ là giống lúa có tiềm năng năng suất; sức chống chịu sâu bệnh khá; đặc biệt bộ lá thẳng đứng, xanh mướt dù bông lúa đã chín, rất đẹp.

“Theo khảo sát, đánh giá của chúng tôi, BQ sản xuất tại Nghệ An đạt năng suất bình quân 3 – 3,2 tạ/sào, cao hơn một số giống lúa thuần khác. Đặc biệt, giống lúa này không chỉ sản xuất được ở các chất đất tốt, trung bình mà còn phát triển khỏe, cho năng suất cao ở các vùng đất pha cát gần biển”, ông Nguyễn Ngọc Thắng, Phó Giám đốc Trung Trung tâm chuyển giao công nghệ và khuyến nông thông tin.

Hè thu ăn chắc

Vụ Hè thu (HT) năm 2019, ngành nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo sản xuất trong bối cảnh điều kiện thời tiết đặc biệt khó khăn.

Từ đầu vụ ảnh hưởng của việc hồ đập thủy lợi cạn nước đã khiến nhiều diện tích lúa khô hạn; đến thời kỳ phân hóa đòng và trổ phơi mao gặp nắng nóng, ảnh hưởng đến quá trình phân hóa hoa, thụ phấn và sinh trưởng của cây lúa.

Đánh giá bước đầu của Chi cục Trồng trọt và BVTV Hà Tĩnh cho thấy, năng suất lúa vụ HT 2019 ước chỉ đạt 40 tạ/ha (thấp hơn vụ HT 2018 đến 7 tạ/ha) và giảm ở hầu hết tất cả các giống. Cá biệt, có những diện tích sản xuất trên vùng đất cao cưỡng, năng suất chỉ đạt 40 – 50kg/sào.

Lúa BQ sản xuất vụ Xuân 2019 tại huyện Kỳ Anh đạt năng suất hơn 3 tạ/sào.

Trong điều kiện sản xuất khó khăn như vậy, cũng phải nhìn nhận có một số giống chống chịu cực tốt thời tiết nắng hạn, “khoe mình” vàng ruộm giữa cánh đồng.

Đơn cử, cánh đồng mẫu 5ha sản xuất giống lúa BQ ở phường Đức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh là một minh chứng. Cuối lịch thời vụ, 54 hộ dân tổ dân phố Thuận An xuống giống vụ HT.

Trong quá trình chăm sóc nhờ tuân thủ quy trình ngành nông nghiệp khuyến cáo nên lúa sinh trưởng, phát triển tốt; ước năng suất thu hoạch đạt trên dưới 2,5 tạ/sào (cao hơn HT năm 2018 khoảng 50 – 70kg/sào).

Ông Đặng Đức Cường, Tổ trưởng Tổ dân phố Thuận An nói: “So với các giống lúa khác sản xuất ở Đức Thuận vụ HT này, giống BQ chống chịu sâu bệnh khá hơn, thân cứng, bộ lá đẹp và tỷ lệ hạt chắc trên bông đạt cao”.

Gia đình ông Cường có 4 sào ruộng sản xuất giống lúa BQ. Hiện toàn bộ diện tích đã đỏ đuôi, dự kiến ngày 7/9 thu hoạch. Thông qua gặt thống kê, ước năng suất của gia đình ông đạt khoảng 2,5 tạ/sào. Ngoài ra, các hộ kỳ công chăm sóc như Lê Thị Vinh, Lê Thị Trường… năng suất có thể đạt 2,6 – 2,8 tạ/sào.

Như vậy có thể thấy trong 4 năm qua, BQ đã đứng vững trên vùng đất có chủng bệnh đạo ôn nguy hiểm bậc nhất Việt Nam và chống chịu được hạn hán kéo dài hàng tháng trời. Điều này một lần nữa khẳng định, việc Hà Tĩnh đưa giống BQ vào cơ cấu giống chủ lực các vụ sản xuất là hoàn toàn đúng đắn.

THANH NGA/https://nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 304

Máy chủ tìm kiếm : 42

Khách viếng thăm : 262


Hôm nayHôm nay : 38280

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1491047

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74538018