10:24 EST Thứ hai, 18/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Giống cây trồng, vật nuôi mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giống lúa TBR 225 “chinh phục” nông dân Đắk Lắk

Chủ nhật - 04/11/2018 23:32
Vụ hè thu năm 2018, giống lúa TBR 225 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Bình (Thaibinh Seed) đã được lựa chọn để thực hiện nhiều mô hình hội thảo đầu bờ ở các vùng lúa trên địa bàn Đắk Lắk và giống lúa này đã “chinh phục” được nhiều nông điền khó tính.
Nông dân tham quan mô hình lúa TBR 225 trên địa bàn xã Đắk Liêng, huyện Lắk.

Nông dân tham quan mô hình lúa TBR 225 trên địa bàn xã Đắk Liêng, huyện Lắk.

Với mục đích tìm ra được một giống lúa có năng suất, chất lượng cao được thị trường chấp nhận và phù hợp với điều kiện tự nhiên, trình độ canh tác của người dân trên địa bàn huyện, Phòng NN-PTNT huyện Lắk đã đưa giống lúa TBR 225 của Thaibinh Seed triển khai mô hình trình diễn tại xã Đắk Liêng.

Mô hình được thực hiện tại cánh đồng của thôn Yut La 3, xã Đắk Liêng, với quy mô 8 sào. Theo ông Lý Văn Luân (hộ tham gia mô hình) cho hay, sau hơn 3 tháng gieo sạ, cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, cứng cây, bông dài to. Qua theo dõi về khả năng chống chịu, tôi nhận thấy, giống lúa TBR 225 chịu thâm canh; lá đòng to, dày, xanh, tỷ lệ chắc/bông khá cao; cứng cây, khả năng chống đổ tốt. Đặc biệt hơn, qua so với các ruộng lúa xung quanh sử dụng các giống lúa khác cho thấy giống lúa TBR 225 năng suất vượt trội hơn hẳn từ 0,8 - 1,2 tấn/ha (năng suất trung bình từ 6,5 - 7 tấn/ha).

Tại buổi hội thảo mô hình đầu bờ, các nông dân tham quan mô hình đã bị giống lúa này “chinh phục” bởi nhiều ưu điểm vượt trội như dễ trồng và chăm sóc, thời gian sinh trưởng phát triển ngắn nên có thể giảm rủi ro khi xảy ra điều kiện thời tiết bất thường. Đặc biệt, chất lượng cơm dẻo, ngọt và thơm nhẹ, phù hợp với nhu cầu thị trường hiện nay. Theo ông Đoàn Văn Ương, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Đồng Nhất (xã Buôn Triết, huyện Lắk), giống lúa này rất thích hợp để mở rộng diện tích sản xuất ở vùng trồng lúa của huyện Lắk, vì chất lượng gạo ngon, rất thích hợp để sản xuất lúa gạo theo hướng hàng hóa. Sau hội thảo này ông sẽ làm việc với phía Cty để lấy giống về sản xuất ở HTX của mình theo tiêu chuẩn gạo sạch để xuất khẩu.

Nông dân nếm thử chất lượng cơm của giống TBR 225 tại hội thảo đầu bờ ở huyện Lắk

Ông Trần Trọng Trung, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Lawk cho biết, tuy mới thực hiện mô hình trong 1 vụ nhưng giống lúa TBR 225 đã khẳng định được những ưu thế vượt trội về sinh trưởng, phát triển cũng như chất lượng gạo. Vì vậy, ngành nông nghiệp huyện mong muốn phía Cty tiếp tục tổ chức triển khai sản xuất giống lúa TBR 225 trong vụ ĐX sắp tới để có những đánh giá toàn diện hơn nhằm khuyến cáo phát triển, mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời bổ sung thêm bộ giống mới có chất lượng tốt, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu của sản phẩm gạo huyện Lắk.

Tương tự, mô hình giống lúa thuần TBR 225 được thực hiện tại thôn An Na, xã Dray Sáp (huyện Krông Ana), với quy mô 3 sào cũng nhận được sự quan tâm, đánh giá cao của người dân trồng lúa vùng này. Sau hơn 3 tháng gieo sạ, giống lúa TBR 225 có khả năng thích ứng tốt với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu ở vùng đất này, tỷ lệ nẩy mầm trên 90%, đẻ nhánh khỏe, cứng cây, chịu hạn và kháng sâu bệnh khá tốt; tỷ lệ chắc hạt trên bông đạt 88%…; năng suất đạt 7,39 tấn/ha; cao hơn các giống lúa khác hiện đang trồng ở vùng này từ 7-7,1 tạ/ha. Sau khi tham quan mô hình trình diễn và nếm thử cơm, nông dân ở đây đã đánh giá cao năng suất và chất lượng gạo của giống lúa này (gạo thơm nhẹ, độ dẻo vừa phải và ngọt cơm). Các hộ dân mong muốn Công ty sớm tạo được mối liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị tại địa phương để bà con yên tâm đưa giống lúa này vào sản xuất đại trà. Đồng thời, mở các lớp tập huấn, hướng dẫn thêm về quy trình kỹ thuật để bà con nắm vững nhằm áp dụng vào sản xuất đạt hiệu quả tốt nhất.

Ông Phạm Hữu Huế, Phó Giám đốc Chi nhánh Miền Trung – Tây Nguyên, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Bình cho biết, trong vụ ĐX 2017-2018 và vụ hè thu 2018, Cty đã triển khai rất nhiều mô hình về giống lúa TBR 225 trên địa bàn các huyện Ea Súp, Lắk, Krông Ana, Krông Pắc, Ea Kar... để đánh giá sự phù hợp của các giống lúa này trên địa bàn Đắk Lắk nhằm tiến tới mở rộng sản xuất, giúp bà con tiếp cận với giống lúa mới có giá trị, chất lượng cao, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân. Đây là giống lúa thuần, bản quyền của Thaibinh Seed, được Bộ NN-PTNT công nhận là giống Quốc gia năm 2015.

MINH THUẬN/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 456

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 455


Hôm nayHôm nay : 48922

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 761944

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70989259