12:50 EST Thứ tư, 08/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Giống cây trồng, vật nuôi mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mỏi mòn chờ giống cây trồng

Thứ sáu - 15/12/2017 23:03
Do Việt Nam chưa sản xuất được nhiều giống cây nên nông dân vẫn phải chi tiền tỷ để nhập giống về trồng, rồi khi xuất khẩu sản phẩm thì phải trả tiền bản quyền tác giả giống cây.

Nhiều nông dân thắc mắc, chúng ta có nhiều trung tâm nghiên cứu khoa học với cơ sở vật chất bài bản, được ngân sách tài trợ, nhưng vì sao vẫn phải nhập giống cây?

Hàng trăm triệu đồng nhập khẩu giống mỗi tháng

Theo Chi hội Thương mại giống cây trồng Đông Nam bộ, ước tính mỗi năm Việt Nam tốn khoảng 500 triệu USD nhập giống cây trồng các loại. Thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2016, Việt Nam đã nhập khẩu gần 150.000 tấn giống cây trồng, trong đó có hơn 7.000 tấn giống lúa, còn lại là các giống cỏ, ngô, rau, hoa…

Đơn cử, cây hoa lan trở thành cây chủ lực trong nông nghiệp TPHCM, nhưng đến thời điểm này, nông dân vẫn phải chi hàng trăm triệu đồng nhập khẩu giống cây. Bà Đặng Lê Thị Thanh Huyền, Hợp tác xã (HTX) Hoa lan Huyền Thoại, cho hay trung bình mỗi tuần phải chi 160 triệu đồng để nhập khẩu giống lan từ Thái Lan. Nhằm giảm chi phí nhập khẩu, HTX đang triển khai dự án phòng thí nghiệm để nghiên cứu giống và nhân giống trong nước.

HTX Hoa lan Huyền Thoại mỗi tuần phải nhập khẩu khoảng 160 triệu đồng phôi giống.

Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM (một đơn vị nghiên cứu giống) cho biết, hàng năm cung cấp khoảng 200.000 cây con các loại. Trung tâm cũng đã lai tạo giống mới, đánh giá các giống lai và làm bảo hộ 6 giống lan mới. Trung tâm có giống mới nhưng do chưa xong thủ tục bảo hộ giống nên chưa thể đưa ra thị trường, vì rất dễ thất thoát giống. Đối với cây lan, chỉ cần cắt một đoạn chồi là có thể nhân giống, nên nguy cơ mất bản quyền giống là rất cao.

Theo ông Đinh Minh Hiệp, Trưởng ban quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao TPHCM (ATPH), hoạt động nghiên cứu và cung ứng giống cây của Việt Nam chưa nhiều và chưa đa dạng. Giai đoạn 2010-2016, TPHCM đã đưa vào sản xuất 267 giống, tuy nhiên, số giống tự nghiên cứu lai tạo chỉ có 12 giống và chủ yếu là rau. Nhiều nông dân vẫn còn thói quen nhân bản giống ra để trồng tiếp nhiều vụ mùa sau, nhưng cây giống nhập khẩu thường chỉ trồng được khoảng 2 vụ là chất lượng hoa, quả đều không còn giống như ban đầu, và nếu muốn xuất khẩu thì vẫn phải trả tiền bản quyền tác giả cho nước mua giống. Chỉ những giống cây do Việt Nam nghiên cứu, tạo ra thì khi xuất khẩu mới không tốn tiền tác quyền.

Doanh nghiệp bỏ vốn, nhà khoa học nghiên cứu

Vì sao là một nước nông nghiệp nhưng khâu nghiên cứu giống cây, con mới ở nước ta vẫn chậm phát triển?

Theo ông Nguyễn Văn Thành, Chi hội trưởng Chi hội Thương mại giống cây trồng Đông Nam bộ, các viện, trường đại học liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ sinh học được cấp kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học nhưng rất eo hẹp, dẫn đến kết quả cũng hạn chế. Công tác chọn tạo giống mới phải đầu tư công sức rất nhiều, tốn nhiều chi phí, chất xám và quan trọng phải có thời gian dài (thậm chí có khi nghiên cứu vài chục năm vẫn không có kết quả).

Theo Công ty Trung Nông - một doanh nghiệp (DN) chuyên nghiên cứu giống, điều quan trọng trước khi nghiên cứu giống là phải tìm hiểu thị trường. Đã có công trình nghiên cứu khoa học bị thất bại, vì khi ra giống mới không được thị trường ưa chuộng, tính thương mại yếu. Để tạo ra giống mới có thể mất vài chục năm, vì trước khi đưa giống ra thị trường cần phải trồng khảo nghiệm một thời gian dài để xem kết quả. Có khi trồng khảo nghiệm thời gian dài nhưng kết quả vẫn không đạt, phải tiếp tục nghiên cứu lại.

Theo GS-TS Bùi Chí Bửu, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, cơ sở pháp lý là phải khảo nghiệm mới có được tấm vé thông hành ra quốc tế. Nghiên cứu cơ bản đòi hỏi phải rất sâu và tốn kinh phí, khoa học phải có độ trễ. Thậm chí nhiều giống cả trăm năm mới có kết quả ra giống mới.

Đã có nhiều ý kiến đề nghị giải pháp: tạo mối liên kết giữa DN và đơn vị nghiên cứu khoa học. Một bên đặt hàng, nắm bắt thị trường; một bên nghiên cứu, sản xuất. Khi nghiên cứu thành công, DN sẽ tiếp tục đầu tư thêm kinh phí để tìm thêm các giống mới. Hiện nay, các nhà khoa học được Nhà nước đầu tư kinh phí nghiên cứu, nhưng điều bất cập là họ còn phải lo tính toán về tài chính, đảm bảo giá trị thương mại giống cây. Cần phải có cơ chế để các nhà khoa học không phải lo kinh doanh, quản lý tài chính mà chỉ tập trung vào nghiên cứu. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn không lãi suất cho DN có thể phát triển, nhưng phải kèm theo quy định chặt chẽ để kiểm soát được tiền ngân sách.

TPHCM đã có một số DN chuyên sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lớn nhất nước. Tuy nhiên, do chưa có nhiều giống cây “mang bản quyền” riêng của Việt Nam nên các DN chủ yếu là nhập khẩu giống về đóng gói, cung cấp cho sản xuất và thu lợi nhuận rất cao. Số lượng DN trực tiếp nghiên cứu lai tạo giống mới liên quan đến rau, hoa không nhiều, chỉ vài DN có tên tuổi.

Theo Báo Hậu Giang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 267


Hôm nayHôm nay : 35974

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 265933

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73312904