Con giống quyết định quan trọng thành công trong chăn nuôi Ảnh: MF
Viện đang là đơn vị có thế mạnh về cung cấp giống dê sữa và giống dê thịt chiếm khoảng 45% thị phần. Trong 5 năm gần đây (2012 - 2017) Viện đã có 41 tiến bộ kỹ thuật được Bộ NN&PTNT công nhận, trong đó có 5 dòng, giống heo mới, 12 dòng gà, 6 dòng ngan, 8 dòng vịt mới, 4 tổ hợp lai đà điểu, 5 tổ hợp bò lai hướng thịt đã được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất với quy mô lớn và có hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, Viện đã triển khai thành công việc bảo tồn hơn 70 nguồn gen vật nuôi bản địa, các giống động vật quý hiếm, nhờ đó hơn 40 giống bản địa đã tránh được sự tuyệt chủng và đã được khai thác, phát triển trong sản xuất.
Cho đến nay, Viện đã trở thành một địa chỉ tin cậy cung cấp các giống vật nuôi tốt nhất đối với các doanh nghiệp, chủ trang trại và nông dân. Hiện, giống gia cầm lông màu của Viện chiếm 30 - 35% thị phần, các dòng heo tổng hợp năng suất cao đang được nuôi phổ biến ở Đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL. Mỗi năm Viện cung ứng ra thị trường khoảng 800 - 850 nghìn liều tinh cọng rạ cho 48 tỉnh, thành và chiếm khoảng 60% thị phần. Đồng thời nghiên cứu và đưa vào áp dụng khẩu phần ăn cân đối cho nhiều loại vật nuôi, sản xuất nhiều loại thức ăn bổ sung và đặc biệt là nghiên cứu chế biến khẩu phần thức ăn từ các nguồn tại chỗ.
Hàng năm Viện tổ chức khoảng 150 - 200 lớp tập huấn phổ biến quy trình kỹ thuật chăn nuôi các dòng, giống mới tạo ra; hướng dẫn các công nghệ mới tạo ra sản phẩm chăn nuôi có năng suất, chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm và thân thiện với môi trường, các chủ trang trại và các trung tâm giống gia súc, gia cầm trong cả nước. Giá trị gia tăng do các sản phẩm khoa học của Viện chuyển giao làm lợi cho xã hội 12 - 13 nghìn tỷ đồng/năm.
Hiện nay, tình hình sản xuất chăn nuôi đang có sự chuyển biến tích cực, đạt nhiều tiến bộ nhất định, cơ bản đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong nước. Tuy nhiên, việc phát triển chăn nuôi ứng dụng khoa học kỹ thuật vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Quy mô manh mún nhỏ lẻ, giá thành sản xuất cao, chưa kiểm soát tốt dịch bệnh là điểm cố hữu của ngành. Từ đó dẫn đến năng suất chất lượng và giá thành chưa cạnh tranh; Vệ sinh an toàn thực phẩm; Các thủ tục hành chính gây nhiều khó khăn cho người chăn nuôi. Đặc biệt con giống là vấn đề quan trọng nhất. Những năm qua, nhiều giống vật nuôi đã được cải thiện nhưng so với thế giới vẫn còn thua kém.
Phát huy những thành tích đã đạt được, trong giai đoạn tiếp theo, Viện sẽ tiếp tục đổi mới, sáng tạo, nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ. Các nghiên cứu phải thiết thực, gắn với thực tiễn quản lý của ngành, giải quyết các vấn đề mà ngành và địa phương đang đặt ra; đi đầu trong việc nghiên cứu, phổ biến, ứng dụng các công nghệ hiện đại, công nghệ 4.0 trong chăn nuôi, nhằm góp phần cải tiến, tăng năng suất và hiệu quả chăn nuôi.
Cùng đó, Viện sẽ tích cực tham gia phản biện và đóng góp xây dựng phát triển ngành chăn nuôi, phục vụ có hiệu quả chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học của Viện. Viện cũng là cầu nối giữa các nhà quản lý, doanh nghiệp với các nhà khoa học cả ở trong nước và quốc tế. Xây dựng Viện trở thành cơ sở nghiên cứu khoa học ngang tầm khu vực và quốc tế. Về hợp tác quốc tế, trong những năm tới, việc hợp tác sẽ được tập trung vào các lĩnh vực nghiên cứu mũi nhọn, có nhu cầu lớn như công nghệ sinh học, di truyền giống, môi trường, bảo tồn và phát huy đa dạng sinh học.
Trân trọng cảm ơn ông!
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn