01:29 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Giống cây trồng, vật nuôi mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thứ cua cốm Cà Mau khờ khạo, 2 da, lông màu đỏ, khó bắt, cực hiếm

Chủ nhật - 03/11/2019 06:03
Cua cốm hay còn gọi là cua 2 da. Cua cốm thực ra là cua biển sắp đến ngày lột xác (lột vỏ) để lớn lên và chuẩn bị thành cua lột. So với các loại cua biển khác như yếm vuông, y nhất, y nhì, y ba, gạch son thì cua cốm là loại cua rất hiếm và ngon nhất trong tất cả các loại cua.

Sở dĩ cua cốm hiếm là do trong khoảng thời gian lột xác, cua cốm vào hang trú ngụ, không di chuyển và lấp kín miệng hang để trốn tránh kẻ thù. Do đó, để bắt được cua cốm, phần lớn người dân chỉ dùng cách đào hang rất khó khăn, vất vả nên số lượng cua cốm bán trên thị trường là không nhiều.

 thu cua com ca mau kho khao, 2 da, long mau do, kho bat, cuc hiem hinh anh 1

Cua cốm vừa mới đào hang bắt được. Ảnh: Huỳnh Lâm.

Cua cốm sắp đến ngày lột thường rất khờ, ít kẹp, không còn hung dữ như cua thường. Theo kinh nghiệm dân gian, có nhiều cách để phân biệt cua cốm và cua thường. Nếu như cua thường, khi mở phần yếm sẽ thấy lông màu trắng, còn cua cốm sẽ thấy lông màu hồng đỏ. 

Riêng cua cốm đực, phần lông của nó cũng màu trắng. Do đó, đối với trường hợp này, cách phân biệt là để ý chân bơi và hông cua. Nếu chân bơi thấy có đường viền đỏ, hoặc bên hông bị nứt vỏ (ở Cà Mau người ta gọi là chạy chỉ) thì đó là cua cốm.

Cua cốm sắp đến ngày lột, lớp vỏ bên ngoài thường rất giòn, rất dễ  vỡ và có thể dùng tay tách nhẹ lớp vỏ cứng ngoài cùng ra khỏi thân cua. Khi tách lớp vỏ bên ngoài, sẽ xuất hiện lớp vỏ thứ 2. Lớp vỏ này do mới hình thành nên nó không cứng và mềm nhũn. 

Cua cốm thường rất chắc, không bị ốp, thân đầy thịt, đầy gạch và không nước. Phần gạch của cua cốm, thật ra là lớp chất dinh dưỡng mà cua dự trữ để nuôi cơ thể trong những ngày lột xác không đi kiếm ăn được. Gạch cua cốm có màu vàng nhạt, ăn rất thơm ngon, béo, bùi, không bị cứng và ăn không ngán như gạch son ở cua gạch. 

 thu cua com ca mau kho khao, 2 da, long mau do, kho bat, cuc hiem hinh anh 2

Đặc sản cua cốm – cua 2 da Cà Mau. Nguồn: Cua Cà Mau online.

Cua cốm có thể chế biến nhiều món ăn ngon như nướng, luộc, hấp, chiên... Khi chế biến, lớp vỏ ngoài cùng của cua cốm sẽ bong ra, để lộ lớp vỏ non mềm. Sau khi lột lớp vỏ cứng bao bọc phía bên ngoài, cua cốm thường không còn xương, có thể ăn trọn vẹn thịt, xương và lớp vỏ mới của cua. Vì vậy, cua cốm là đặc sản chỉ dành cho những người sành ăn nhất, khó tính nhất nên cua cốm thường có giá gần gấp đôi so với cua thường, cua gạch.


Theo 
Diễm Phương/danviet.vn
Nguồn:
http://danviet.vn/nha-nong/thu-cua-com-ca-mau-kho-khao-2-da-long-mau-do-kho-bat-cuc-hiem-1028553.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: cua cốm, loại cua

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 332


Hôm nayHôm nay : 39020

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1491787

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74538758