20:23 EST Thứ hai, 18/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Giống cây trồng, vật nuôi mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tiềm năng từ nuôi cá lóc

Thứ tư - 13/06/2018 20:44
Cá lóc (Channa striata) được nuôi phổ biến ở ĐBSCL bởi chất lượng thịt thơm ngon, giá thành hợp lý; là đối tượng nuôi nhiều triển vọng.
Cá lóc là đối tượng nuôi nhiều triển vọng

Cá lóc là đối tượng nuôi nhiều triển vọng

Theo PGS.TS Trương Hoàng Minh, Đại học Cần Thơ, nghề nuôi cá lóc gần đây phát triển nhanh, sản lượng đạt khoảng 40.000 tấn/năm. Cá lóc (hay cá quả, cá tràu, cá lóc đồng) có phần thân nhỏ, thuôn dài, màu đen vàng, hoa đốm xanh, sờ vào chắc, đặc biệt loại với loại cá lóc bông có hoa văn màu vàng xanh.

Chỉ tính riêng tỉnh Đồng Tháp những năm gần đây có diện tích nuôi cá lóc tới hơn 200 ha, tập trung tại huyện Hồng Ngự, Tam Nông và Cao Lãnh. Cá lóc trọng lượng 2 con/kg trở lên có giá từ 35.000 - 36.000 đồng/kg, người nuôi lãi hơn 10.000 đồng/kg. Bình quân 1.000 m2 ao nuôi cá lóc cho thu hoạch 20 - 30 tấn cá cho lãi hơn 100 triệu đồng.

Về con giống, hiện ngoài nguồn giống tự nhiên, đã sinh sản nhân tạo thành công, cung ứng con giống chất lượng cho người nuôi. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất giống cá lóc quy mô nông hộ tạo điều kiện cho các hộ nuôi nắm vững quy trình công nghệ sản xuất giống cá lóc, tạo con giống chất lượng tốt, nâng cao tỷ lệ sống, năng suất đồng thời hạ giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận cho người nuôi…

Không chỉ là đối tượng dễ nuôi, sản lượng cao, sản phẩm cá lóc còn được người tiêu dùng ưa chuộng, được tiêu thụ trong nước và phục vụ chế biến xuất khẩu với sản phẩm khô cá lóc hay lạp xưởng từ cá lóc. Sản phẩm khô cá lóc, cá lóc chà bông được sản xuất đại trà ở rất nhiều nơi, đặc biệt là vùng An Giang, Đồng Tháp và Trà Vinh. Một số nơi như cơ sở sản xuất Tứ Quý (Đồng Tháp) đã đầu tư hệ thống sấy cá và đóng gói chân không, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và kéo dài thời gian bảo quản. Sản phẩm lạp xưởng từ cá lóc là kết quả đề tài khoa học cấp cơ sở của nhóm nghiên cứu ThS Phạm Thị Khánh Vân, Trần Xuân Hiển, Hồ Thị Ngân Hà (thuộc Sở NN&PTNT An Giang) từ tháng 5/2016 đến 5/2017. Đề tài được thực hiện có nhiều tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường, tăng giá trị cho cá lóc sạch, giải quyết khó khăn về đầu ra cho người nuôi ở các tỉnh ĐBSCL.

Theo các thương lái vùng ĐBSCL, sản phẩm cá lóc không chỉ tiêu thụ tại chợ đầu mối Bình Điền (TP Hồ Chí Minh) mà còn xuất khẩu sang Campuchia bằng đường tiểu ngạch. Theo thống kê, xuất khẩu cá nuôi vào thị trường Campuchia mỗi năm tăng 10 - 15% trong đó cá lóc là sản phẩm chiếm tỷ lệ cao.

Theo Phạm Minh Đức và ctv 2012, 10 năm (2006 - 2016) diện tích nuôi cá lóc tăng mạnh từ 132 ha lên 553 ha và sản lượng từ 22.000 tấn lên 120.000 tấn.

Nguồn: http://thuysanvietnam.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 235


Hôm nayHôm nay : 52541

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 782973

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71010288