18:16 EST Thứ ba, 28/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Đỡ đầu, tài trợ » Hiến tặng


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Áp dụng công nghệ hiện đại xử lý rác thải sinh hoạt

Thứ năm - 11/10/2012 06:47
Sau hơn một năm xây dựng, Nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt được hoàn thành trong niềm mong đội của người dân Thành phố Hà Tĩnh, huyện Cẩm Xuyên và khu vực phụ cận

 

Trong quá trình thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế tỉnh ta đã có những phát triển với tốc độ nhanh và bền vững. Cùng với đó nhiều khu, cụm công nghiệp, làng nghề, khu du lịch hình thành khu, cụm công nghiệp, làng nghề, khu du lịch được hình thành, tiến trình đô thị hóa ngày càng nhanh...kèm theo đó lượng chất thải phát sinh ngày càng nhiều và đa dạng. Do đó, bài toán làm thế nào giải quyết được vấn đề thu gom, xử lý, chế biến chất thải trên địa bàn được đặt ra bức thiết. Dự án xây dựng nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải tại Cẩm Quan hoàn thành, đi vào sử dụng góp phần quan trọng trong việc bảo đảm, giữ dìn môi trường cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương

Áp dụng công nghệ hiện đại xử lý rác thải sinh hoạt

Toàn cảnh nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải ở Cẩm Quan

Dự án Nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải do Công ty TNHH MTV quản lý công trình Đô thị Hà Tĩnh làm chủ đầu tư có mục tiêu xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP Hà Tĩnh, huyện Cẩm Xuyên và các cùng phụ cận; tận dụng rác thải sinh hoạt để chế biến phân hữu cơ, giảm quỹ đất dùng cho chôn lấp chất thải rắn, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của các đô thị, khu dân cư trên địa bàn. Tổng mức đầu tư của dự án hơn 156 tỷ đồng, từ nguồn vốn vay ODA. Dự án được xây dựng trên diện tích 6,95 ha tại xã Cẩm Quan, với 42 hạng mục công trình, có công suất xử lý rác thải 200 tấn/ngày đêm. Hệ thống thiết bị, dây chuyền của nhà máy được nhập khẩu từ Vương quốc Bỉ. Hiệu suất xử lý rác của nhà máy đạt khoảng 97% lượng rác đầu vào, tỷ lệ rác chôn lấp chỉ chiếm khoảng 3%. Sản phẩm mùn của nhà máy được dùng để chế biến phân hữu cơ, các sản phẩm có thể tái chế và gạch không nung phục vụ xây dựng cơ bản. Nhà máy đảm bảo các điều kiện về môi trường theo các quy định hiện hành của nhà nước.

Theo ông Lê Quang Đức – Giám đốc Công ty TNHH MTV Quản lý công trình đô thị Hà Tĩnh, nhà máy chế biện phân hữu cơ từ rác thải được xây dựng bằng dây chuyền công nghệ xử lý rác thải của hãng Mebart. sprl ( Vương Quốc Bỉ), đây là dây chuyền công nghệ hiện đại đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng Châu âu. Ở Việt Nam, công nghệ xử lý rác thải của hãng Mebart. sprl đã được lắp đặt tại thành phố Phủ Lý ( Hà Nam) và thành phố Quy Nhơn ( Bình Định). Để có cái nhìn thực tế hơn về quá trình vận hành nhà máy, công ty đã cử cán bộ đến 2 địa phương nói trên để tham quan, học tập

 

Với việc cải tạo, bổ sung thiết bị công nghệ dây chuyền, hiệu quả sử dụng công nghệ được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ rác thải được xử lý đạt hơn 97%, số còn lại được đem chôn lấp phù hợp với quy chuẩn môi trường. Sự ra đời và hoạt đông của nhà máy góp phần quan trọng trong giải quyết vấn đề thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường. Nhanh chóng khắc phục những tồn tại, yếu kém, ngăn chặn tình trạng mất vệ sinh trong thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường, bảo đảm phát triển bền vững của tỉnh nhà.

Thực tế chuyến công tác cho thấy, dây chuyền công nghệ của hãng Mebart. sprl được đầu tư tại Phủ Lý và Quy Nhơn là công nghệ hiện đại, được thiết kế với nguồn nguyên liệu đầu vào là rác thải sinh hoạt đã được phân loại đầu nguồn triệt để. Nhưng khi được lắp đặt tại Việt Nam, với đặc tính rác thải chưa được phân loại đầu nguồn, cộng với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng mua nhiều, độ ẩm của rác thải cao nên dây chuyền chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn. Tại các nhà máy nói trên, hiệu suất xử lý rác chỉ đạt khoảng 20-30%, số còn lại được đem đi chôn lấp, đồng thời sản phẩm phan hữu cơ bị lẫn tạp chất nên phân bón sản xuất ra không xây dựng được. Do đó, việc cải tiến, hoàn chỉnh dây chuyền công nghệ xử lý rác phù hợp với đặc điểm điều kiện của địa phương trở thành vấn đề the chốt trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng của nhà máy. Qua những chuyến đi tham quan học hỏi kinh nghiệm trong nước, chủ đầu tư dự án nhận thấy công nghệ xử lý rác thải của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ môi trường Bình Phước tương thích với điều kiện rác thải và khí hậu của địa phương. Được sự thống nhất của UBND tỉnh, chủ đầu tư đã tiến hành bổ sung thêm một số thiết bị công nghệ để hoàn chỉnh dây chuyền công nghệ của nhà máy.

 

Cũng theo ông Lê Quang Đức, trong quá trình xây dựng nhà máy, chủ đầu tư đã nhận được sự phối hợp, giúp đỡ có hiệu quả của các cấp chính quyền và bà con nhân dân trên địa bàn. Tuy nhiên quá trình thi công đã gặp phải những bất lợi về thời tiết, điều kiện địa hình nên tiến độ xây dựng dự án ít nhiều bị ảnh hưởng. Song song với việc hoàn thành đầu quá trình đầu tư, lắp đặt, đơn vị đầu tư đã chú trọng việc đào tạo cán bộ, tổ chức vận hành nhà máy. Đơn vị đã tuyển chọn 10 lao động ở Cẩm Quan để gửi đi đào tạo sử dụng thiết bị để phục vụ cho việc vận hành nhà máy.

Ngay sau khi hoàn thành việc xây dựng, quy trình vận hành của nhà máy nhanh chống được tiến hành. Rác thải vận chuyển về nhà máy được chạy qua cân điện tử để xác định khối lượng, sau đó được đưa vào nhà tách lọc trước ủ, tại đây rác được phun chế phảm khử mùi, diệt côn trùng sau đó được phân loại thành nhiều dây chuyền tách lọc. Phần rác hữu cơ được chuyển qua nhà ủ nóng, sau đó được chuyển qua nhà ủ chín và chuyển tới nhà tách lọc sau ủ để tạo thành phân hữu cơ sử dụng bón cho cây trồng. Phần chất thải có thể tái chế như nhựa, nilon, sắt, giấy... được đóng gói và bán cho cơ sở tái chế. Phần rác còn lại được chuyển qua lò đốt, một phần tro xỉ và rác thải xây dựng được sử dụng để sản xuất gạch không nung, số rác trơ còn lại không ảnh hưởng đến môi trường được đem đi chôn lấp hợp vệ sinh.

Với việc cải tạo, bổ sung thiết bị công nghệ dây chuyền, hiệu quả sử dụng công nghệ được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ rác thải được xử lý đạt hơn 97%, số còn lại được đem chôn lấp phù hợp với quy chuẩn môi trường. Sự ra đời và hoạt đông của nhà máy góp phần quan trọng trong giải quyết vấn đề thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường. Nhanh chóng khắc phục những tồn tại, yếu kém, ngăn chặn tình trạng mất vệ sinh trong thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường, bảo đảm phát triển bền vững của tỉnh nhà.

Ngô Tuấn
Theo baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 360

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 358


Hôm nayHôm nay : 66999

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1599401

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74646372