09:54 EST Thứ năm, 21/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Đỡ đầu, tài trợ » Hiến tặng


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Câu truyện về người đàn ông gàn hiến đất làm đường Nông thôn mới

Thứ bảy - 23/06/2018 04:54
Cho dù vô cùng tiếc nuối diện tích đất và công trình đã tự tay dầy công xây dựng, ông Nguyễn Xuân Tám vẫn quyết định hiến cho Nhà nước để làm đường, góp phần giúp xã về đích Nông thôn mới.

Đi đầu phong trào xây dựng Nông thôn mới

Con đường làng của xóm Văn Điển, xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An được trải bê tông phẳng lì, rộng rãi và vô cùng đẹp. Vì thế ít ai biết rằng cách đây vài năm đây lại là con đường “đau khổ” của người dân khi đi qua.

“Đường hồi xưa nhỏ và bụi lắm. Những hôm trời mưa thì đường trơn trượt khiến các cháu học sinh bị ngã suốt. Nhiều lần người dân bàn nhau đổ thêm đất đá để đi cho an toàn, thế nhưng chẳng được mấy hôm. Vì thế cách duy nhất là phải đổ bê tông thì mới sạch đẹp được”, ông Nguyễn Văn Bằng, người dân địa phương nhớ lại.

Văn hoá - Câu truyện về người đàn ông gàn hiến đất làm đường Nông thôn mới

Ông Tám tự tay tháo dỡ cổng ngõ và hiến 50m2 làm đường.

Chủ trương là vậy nhưng do chưa thống nhất ý kiến của người dân nên con đường mãi chưa thể khởi công. Năm 2017, trong 19 tiêu chí quốc gia của chương trình xây dựng nông thôn mới thì xã Vĩnh Thành đã thực hiện được gần xong tất cả, chỉ có đường giao thông vẫn là vấn đề “nhức nhối” chưa thể nào tìm ra biện pháp.

Ông Thái Huy Hoàng, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thành cho biết: “Các con đường lớn và quan trọng trên địa bàn thì đã hoàn thành, chỉ còn những con đường trong thôn xóm vẫn chưa trải bê tông được. Kinh phí xã có hạn, trong khi đây là việc cấp thiết để về đích chương trình Nông thôn mới. Vì vậy, xã mới kêu gọi người dân hiến đất làm đường giao thông nông thôn và các công trình phúc lợi khác”.

Tuy nhiên, giá đất ở thời điểm này lên cơn sốt, thêm vào đó cây cối lâu năm trong vườn bị chặt mà không được đền bù nên nhiều người vẫn còn tiếc nuối, chưa có ý muốn hiến, nhiều cuộc họp được mở ra nhưng không ai đồng ý. Vào đúng thời điểm đó, ông Nguyễn Xuân Tám (SN 1950) đã đứng lên, xin là người đầu tiên hiến đất cho Nhà nước làm đường.

Nói về việc này, người đàn ông tóc đã điểm bạc không khỏi bùi ngùi: “Khi tôi đứng dậy xin được hiến đất, nhiều người nhìn tôi bằng ánh mắt vô cùng ngạc nhiên. Mặc dù họ chẳng nói ra, nhưng tôi hiểu mọi người đang có ý nói tôi dở hơi. Thậm chí một số người còn xì xào bảo tôi muốn làm oai, chơi trội, vứt tiền qua cửa sổ”.

Ông Tám cho biết điều này là vô cùng dễ hiểu, bởi nhà của ông ở đầu đường nên khi ông hiến đất thì những gia đình sau cũng sẽ phải làm theo. Khi mọi người bỗng dưng mất đất, mất tài sản thì sẽ vô cùng khó chịu. Tuy nhiên, ông thấy rằng đây là chủ trương đúng của Nhà nước, cũng là lợi ích cho người dân khi con đường hoàn thành, vì vậy mới quyết định hiến đất.

Văn hoá - Câu truyện về người đàn ông gàn hiến đất làm đường Nông thôn mới (Hình 2).

Mặc dù vô cùng tiếc nhưng vì lợi ích chung nên vợ chồng ông Tám vẫn quyết tâm hiến đất.

Nói là làm, sau khi trở về ông thuê thợ về chặt cây, phá dỡ các công trình trên đất gồm: Nhà kho, một phần bếp, khu vực vệ sinh, cổng ngõ, tường bao và hệ thống chuồng trại chăn nuôi mới xây. Toàn bộ diện tích đất ông Tám hiến là 50m2, với tổng giá trị lên đến hơn 400 triệu đồng.

Hành động thiết thực của ông Tám đã khiến cho người dân xã Văn Điển đồng thuận. Bỏ qua những suy nghĩ thiệt hơn trước đây, các gia đình tiếp theo cũng chung tay hiến đất để xây dựng con đường mới. Con đường làng rộng 3m, dài từ đầu xóm đến cuối xóm nhanh chóng được hoàn thành, thay thế cho con đường cũ lầy lội trước đây.

Ông Nguyễn Thanh Hải (SN 1966, trú xóm Văn Điển) cho hay: “Thực ra ai cũng thấy được lợi ích của việc làm đường, thế nhưng vẫn còn tiếc của nên mới chần chừ. Chính hành động của ông Tám đã thức tỉnh mọi người. Ngay sau khi ông Tám hiến đất thì gia đình tôi cũng tự nguyện hiến 40m2. Nay đường vô cùng đẹp, người dân đi lại thuận tiện, bọn trẻ đi học dễ dàng”.

Vì lợi ích chung, tiếc vẫn quyết làm

Hành động cao cả là vậy, nhưng ông Nguyễn Xuân Tám vẫn chỉ nghĩ đơn giản: “Quê tôi vẫn còn rất nghèo khó, người dân vốn rất thuần nhưng vì áp lực kinh tế nên chưa thể đóng góp nhiều. Tôi cũng như vậy, cũng là một người dân bình thường còn phải lo lắng miếng cơm manh áo. Nhưng giờ đây Nhà nước đã kêu gọi, chủ trương vô cùng đúng đắn thì bản thân mình thiệt đi một tí cũng không sao. Tôi chỉ muốn con cháu mình đi làm ăn xa về nhìn thấy quang cảnh, đường xá đẹp mà tự hào”.

Không chỉ tiên phong hiến đất làm đường, ông Tám cùng gia đình còn tham gia nhiều ngày công lao động làm đường nông thôn cùng người dân. Nói về việc này, ông Tám vô cùng biết ơn người vợ hiền Phan Thị Dân (SN 1956) đã đồng lòng chung sức, ủng hộ quyết định “dở hơi” của ông.

Văn hoá - Câu truyện về người đàn ông gàn hiến đất làm đường Nông thôn mới (Hình 3).

Vì hành động của ông Tám, hàng chục người dân cũng đồng lòng chung tay hiến đất.

Bà Dân tủm tỉm cười nhớ lại: “Thực ra, lúc ông ấy về bàn hiến đất làm đường nông thôn mới thì tôi rất choáng. Tiền bạc và công sức cả đời vợ chồng mới có được cơ ngơi này để dưỡng tuổi già, vậy mà ông ấy lại định đi hiến 400 triệu. Nhưng thấy thái độ cương quyết của ông ấy thì tôi không dám phản đối, buổi tối nằm ngủ tôi chảy nước mắt vì tiếc. Trong hoàn cảnh đó chắc ai cũng sẽ như tôi, mấy trăm triệu đâu phải nhỏ”.

Bà Dân kể, sau một đêm suy nghĩ, biết tính chồng vốn là người cương trực thấy việc đúng thì sẽ làm, con đường được bê tông cũng sẽ giúp gia đình đi lại thuận tiện hơn, nên bà quyết định thuận theo ý chồng. Trong quá trình xây dựng, chính bà ủng hộ thêm 22 triệu đồng để xóm có thêm kinh phí làm đường. Không những vậy, thấy các công nhân vất vả nên ngày ngày bà tất tả chạy đi mua nước mát, hoa quả cho mọi người ăn lấy sức.

“Sống đến tuổi này rồi, chỉ cần ông ấy muốn làm gì thì tôi cũng ưng thuận. Đến giờ con đường của thôn được đổ bê tông sạch sẽ, rộng rãi thì tôi mới thấy quyết định của chồng là đúng đắn. Không những xe máy mà cả ô tô cũng có thể thoải mái đi lại”, bà Dân vui vẻ nói.

Văn hoá - Câu truyện về người đàn ông gàn hiến đất làm đường Nông thôn mới (Hình 4).
Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An dành cho ông Tám.

Ông Thái Huy Hoàng, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thành cho biết thêm, để có con đường đẹp như hiện nay, hàng chục hộ dân của xóm Văn Điển đã tự nguyện hiến 1.763m2 đất. “Điều đáng mừng là sau khi xóm Văn Điển đi đầu phong trào hiến đất làm đường, thì các xóm khác trong xã cũng lập tức hưởng ứng. Chính vì sự đồng lòng của người dân nên chỉ trong năm 2017 xã Vĩnh Thành đã hoàn thành tiêu chí đường nông thôn. Có được những đổi thay đó có một phần đóng góp của những cá nhân tâm huyết hết lòng vì quê hương như ông Nguyễn Xuân Tám”, ông Hoàng nói.

Với hành động đẹp đó, ông Nguyễn Xuân Tám vinh dự là 1 trong 4 cá nhân được Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ AnNguyễn Xuân Đường tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Nghệ An chung sức xây dựng Nông thôn mới” giai đoạn 2016 – 2020.

Sáng 13/5, xã Mỹ Thành, huyện Yên Thành tổ chức lễ kỷ niệm 65 năm thành lập xã, đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và công bố xã đạt chuẩn Nông thôn mới.

“Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 30 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 3,8%; người dân đã hiến 16.238 m2 đất vì vậy trên 91% đường giao thông nông thôn được rải nhựa, bê tông hóa; hơn 13km kênh mương được kiên cố hóa và 9 hồ đập được nâng cấp phục vụ sản xuất”, ông Thái Huy Hoàng, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thành cho biết.

 

Theo Anh Ngọc/nguoiduatin.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 162

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 156


Hôm nayHôm nay : 39897

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 910532

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71137847