03:41 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Đỡ đầu, tài trợ » Hiến tặng


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ðồng hành cùng nông dân giảm nghèo bền vững

Thứ sáu - 26/04/2013 20:26
Trong những năm qua, kênh tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trên địa bàn Tây Nguyên đã đồng hành, giúp nông dân từng bước xóa đói, giảm nghèo (XÐGN), góp phần tạo chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng. Ðây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để các địa phương trên địa bàn Tây Nguyên xây dựng nông thôn mới.

Thoát nghèo ở thôn, buôn

Ði qua những vườn cao-su, cà-phê, điều... ở các tỉnh Tây Nguyên mùa này, đâu đâu cũng bắt gặp vườn cây khô héo do hạn hán nặng nề, nhiều con sông, ao hồ khô cạn nước. Nhưng rẫy cà-phê của gia đình anh Y Nhông, dân tộc Mơ Nông, thôn Bon Pi Nao, xã Nhân Ðạo, huyện Ðác R’Lấp, tỉnh Ðác Nông vẫn xanh mướt, hoa cà-phê nở trắng bạt ngàn. Nhờ có kinh nghiệm qua nhiều mùa rẫy trước, Y Nhông cùng một vài gia đình trong buôn đã vay vốn  ngân hàng (NH) mua máy bơm, ống nước loại lớn hút nước từ những hồ nhỏ về và nạo vét, kè bờ cao lên lấy nước tích trữ hồ lớn đủ tưới cho cà-phê, điều... không bị khô vàng vì thiếu nước. Ngoài việc chuẩn bị đủ nguồn nước tưới, anh Y Nhông áp dụng theo hướng trồng cây bền vững như trồng đai rừng chắn gió quanh vườn hoặc cây ăn quả xen kẽ vừa lấy bóng mát, vừa có thu nhập thêm lại giúp hạn chế thoát nước cũng như tác động của nắng, gió, cho nên đất trồng, lá cây cà-phê, điều không bị khô, giúp cho rẫy luôn xanh tốt. Quy trình chăm sóc bền vững đã mang lại kết quả khá cao cho gia đình anh, một ha thu hoạch được năm đến sáu tấn cà-phê nhân.

Không chỉ gia đình Y Nhông mà 80 hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở thôn Bon Pi Nao (100 % số hộ trong thôn đều thuộc diện hộ nghèo đặc biệt), hầu như hộ nào cũng được vay vốn để mua bò, phân bón... Anh Ym Bơi, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) thôn Bon Pi Nao phấn khởi nói: Thông qua chương trình tín dụng, người dân được vay vốn NHCSXH với lãi suất thấp, giúp cho đời sống đồng bào trong thôn chuyển biến cả về kinh tế và trình độ nhận thức. Nhiều hộ nghèo trong thôn đã thoát nghèo, một số gia đình có cách làm mới và mở hướng đầu tư bằng việc vay thêm vốn để mở rộng diện tích cà-phê, tiêu như hộ Y Nhông, Y Nhân... tăng thêm thu nhập cho gia đình và chung tay xây dựng thôn, buôn giàu đẹp hơn.

Ðể nguồn vốn đến được với hộ nghèo, tại điểm giao dịch xã GLar, huyện Ðác Ðoa, tỉnh Gia Lai vào ngày thứ sáu hằng tuần, cán bộ phòng tín dụng xuống các điểm giao dịch trực tiếp với các hộ dân.  

Chủ tịch Hội Phụ nữ xã GLar, huyện Ðác Ðoa, Giang Hom cho biết: Cách đây ba năm, xã có 740 hộ nghèo, nay giảm xuống còn 532 hộ, nhiều gia đình không còn trong danh sách hộ nghèo nữa, họ mừng lắm. Ðiển hình như gia đình H Mat thuộc diện hộ nghèo, thu nhập bình quân 395 nghìn đồng/người/tháng. Hoàn cảnh gia đình chị gặp nhiều khó khăn do chồng mất, diện tích ruộng ít, đông con... Sau khi được cán bộ địa phương, NH xuống kiểm tra, tư vấn cách làm ăn mới, tập huấn cách nuôi bò, trồng cà-phê, đến nay gia đình chị đã thoát nghèo bền vững, bước đầu ổn định cuộc sống. Mới đây, gia đình H Mat đã xây được căn nhà mới từ Chương trình 167 và vốn của gia đình. Hiện nay, tài sản gia đình chị đã có ba con bò (trị giá hơn 50 triệu đồng) và trồng thêm 300 gốc cà-phê, điều...

 Quản lý từ cơ sở

Trong những năm qua, hệ thống NHCSXH trên địa bàn Tây Nguyên đã triển khai thực hiện nhiều chương trình tín dụng chính sách đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu XÐGN, bảo đảm an sinh xã hội tại các địa phương. Những mô hình và phương thức quản lý tín dụng chính sách của NHCSXH chi nhánh Gia Lai đã và đang mang lại hiệu quả trong công tác XÐGN trên địa bàn. Với những chương trình phối hợp cùng các tổ chức chính trị, xã hội như Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân... nhận ủy thác phổ biến tuyên truyền công tác huy động tiền gửi tiết kiệm qua Tổ TK&VV nhằm mục đích hướng dẫn, đôn đốc hộ vay vốn sử dụng đúng mục đích, trả nợ, trả lãi đúng hạn. Nếu như trước đây, muốn vay vốn, người dân phải lên NHCSXH huyện để làm thủ tục, nhiều người ở xa đi lại mất nhiều thời gian, gây tâm lý ngại ngần. Nay có điểm giao dịch được đặt ngay tại xã, thời gian làm việc cụ thể được báo trước đã giúp người dân chủ động sắp xếp thời gian làm việc với cán bộ NH nên mọi việc đều rất thuận lợi, nhanh chóng... Từ hai chương trình tín dụng ban đầu là cho vay hộ nghèo và cho vay giải quyết việc làm, đến nay NHCSXH Gia Lai đã triển khai 11 chương trình tín dụng đến với 100% số xã trong toàn tỉnh với dư nợ 2.430 tỷ đồng, cho hơn 141 nghìn hộ vay/280 nghìn hộ; sau hơn 10 năm vốn tín dụng đầu tư đã góp phần giúp hơn 68 nghìn hộ vay vốn thoát nghèo; tỷ lệ hộ đói nghèo giảm từ 22% năm 2007 xuống còn 19% năm 2012... 

Giám đốc NHCSXH chi nhánh Gia Lai Lê Văn Chí khẳng định: Cùng với chính sách của Chính phủ, kênh tín dụng của NHCSXH đã và đang phát huy thế mạnh, chủ lực là những cánh tay nối dài với các tổ chức vay vốn. NH đã cấp vốn đến hộ nghèo, nhất là kết hợp công tác khuyến nông, khuyến lâm để hướng dẫn cho người dân sử dụng đồng vốn có hiệu quả. Từng bước giúp đồng bào XÐGN bền vững và không để sót một hộ nghèo nào khi họ muốn tiếp cận nguồn vốn, nhất là thời điểm mùa vụ, nguồn vốn phải đến đúng thời điểm. Nhờ vậy người dân không còn phải vay tín dụng "đen" để lâm vào cảnh "ăn non trả già".   

Trong nhiều cuộc gặp, làm việc với các tổ, hội và người dân trên địa bàn Tây Nguyên, lãnh đạo NHCSXH nhận định: Nếu không tiếp tục cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo vay, duy trì sản xuất thì khả năng nhiều hộ tái nghèo rất cao; số tiền cho vay đối với mỗi hộ còn thấp. Ðể giải bài toán này, NHCSXH cùng với tổ chức chính trị, xã hội, chính quyền các cấp xã, phường tổ chức xây dựng mạng lưới Tổ TK&VV ở các thôn, làng, tổ dân phố tiếp cận với người vay từ cơ sở, nhằm giúp đỡ các hộ cận nghèo, hộ nghèo có thêm nguồn vốn sản xuất, vươn lên ổn định cuộc sống. Ðiển hình ở xã GLar, huyện Ðác Ðoa, ngoài vốn vay của NHCSXH cho các hộ nghèo, Hội Phụ nữ xã GLar đã tổ chức thành lập Tổ góp vốn xoay vòng (Tổ tiết kiệm tín dụng) vận động các hộ góp vốn để ưu tiên cho những hộ nghèo thiếu đất sản xuất, chưa được hỗ trợ kỹ thuật trồng trọt... tiếp cận vốn. Sau khi Tổ tiết kiệm ra đời đã tạo thành phong trào thu hút nhiều chị em vào tham gia, đóng góp với tổng số vốn hơn 250 triệu đồng... cho 67 hộ cận nghèo, hộ nghèo vay vốn để tổ chức sản xuất.

Quản lý tín dụng chính sách tại cơ sở là sự liên kết giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị, xã hội làm ủy thác một số khâu trong quy trình cho vay, cùng với Tổ TK&VV do cộng đồng dân cư tự nguyện thành lập, có sự tham gia giám sát của chính quyền cơ sở. Ðây là mô hình quản lý sáng tạo và phù hợp với thực tiễn. Ðồng thời từ đó giúp cho người nghèo có ý thức tiết kiệm, quen dần với hoạt động tín dụng và tạo thêm nguồn vốn để mở rộng cho vay, góp phần thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn Tây Nguyên.

BÀI, ẢNH: LÊ HƯƠNG TRÀ VÀ LÝ HÒA
Theo nhandan.org.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 363

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 361


Hôm nayHôm nay : 54414

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1026582

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71253897