09:12 EDT Thứ tư, 26/06/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các ban, ngành


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

14.799 học viên nông thôn tham gia học nghề theo QĐ 1956/QĐ-TTg

Thứ sáu - 22/03/2013 22:56
Chiều 22/3, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo QĐ 1956/QĐ – TTg. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thiện chủ trì hội nghị.

 

Báo cáo tại hội nghị, lãnh đạo Sở LĐ-TB%XH cho biết: Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã tạo được nhiều chuyển biến tích cực, nhận thức của các cấp, các ngành, người dân và toàn xã hội về công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm được nâng cao; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề được đầu tư, từng bước đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động; phần lớn học viên sau khi học xong được giải quyết việc làm hoặc tự tạo việc làm, tăng thu nhập cho bản thân và gia đình; góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

 

14.799 học viên nông thôn tham gia học nghề theo QĐ 1956/QĐ-TTg

 

Trong 3 năm qua, Hà Tĩnh đã thành lập các Trung tâm Dạy nghề huyện Thạch Hà, huyện Hương Khê. Đến nay, đã có 12/12 huyện, thành phố, thị xã có trung tâm dạy nghề. Hàng năm tiếp tục củng cố, kiện toàn cơ cấu tổ chức và đầu tư nâng cao năng lực dạy nghề cho các trung tâm dạy nghề - hướng nghiệp và GDTX các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn. Ngoài ra, thông qua đề án, tỉnh đã hỗ trợ kinh phí cho các trung tâm dạy nghề và các trung tâm giáo dục thường xuyên, kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp tham gia hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn số tiền 71 tỷ đồng để trang bị các thiết bị dạy nghề. Nhìn chung, nguồn kinh phí đầu tư đúng mục tiêu và góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề.

Các cơ sở dạy nghề đã tuyển mới 80 giáo viên, 322 lượt cán bộ, giáo viên dạy nghề tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; 282 giáo viên được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dạy nghề, nghiệp vụ sư phạm, đổi mới phương pháp giảng dạy. Thông qua việc thực hiện đề án, chất lượng đội ngũ giáo viên trong các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề từng bước được nâng cao, cơ bản đáp ứng nhiệm vụ đào tạo. Đến nay, toàn tỉnh có 930 giáo viên dạy nghề, với 520 giáo viên cơ hữu; trong đó: trình độ thạc sỹ có 36 người, đại học có 255 người, trình độ khác 229 người.

Qua 3 năm thực hiện đề án, toàn tỉnh đã tổ chức 496 lớp dạy nghề, với 14.799 học viên tham gia. Ngoài ra, Hà Tĩnh đã thực hiện lồng ghép các chương trình dự án khác để hỗ trợ lao động nông thôn học nghề theo chính sách của Quyết định số 1956/QĐ-TTg với số lượng 3.284 học viên. Sau đào tạo người lao động đã nắm được các kiến thức, kỹ năng nghề từ đó tìm kiếm được việc làm, tự tạo việc làm, nâng cao sản lượng trên một diện tích đất kênh tác góp phần quan trọng trong việc nâng cao thu nhập cho người dân.

Tại hội nghị, đại biểu đã nêu lên những vướng mắc, yếu kém qua đó đề xuất phương hướng khắc phục, giải quyết trong thời gian tới. Nhận thức về đào tạo nghề cho lao động nông thôn của các cấp, các ngành và người lao động chưa đầy đủ, chưa xuất phát từ nhu cầu phát triển sản xuất của địa phương và người dân.

Trong kế hoạch từ năm 2013 đến 2015, toàn tỉnh sẽ tiếp tục đào tạo nghề cho 30.000 người (khoảng 60% học nghề nông nghiệp và 40% người học nghề phi nông nghiệp); tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học nghề đạt tối thiểu 70%; đào tạo, bồi dưỡng cho 8.482 cán bộ công chức.

Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thiện đánh giá cao công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong thời gian qua. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một số tồn tại cần phải khắc phục. Trong thời gian tới, đồng chí Nguyễn Thiện yêu cầu các cấp, ngành, địa phương cần phải cuộc một cách quyết liệt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đặc biệt, cần gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Cần tiếp tục đào tạo, xây dựng đội ngũ giáo viên; đổi mới công tác quản lý, hoàn thiện giáo trình nhằm đáp ứng đủ yêu cầu đào tạo nghề; tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo nghề…

 
QL
Theo baohatinh.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 157


Hôm nayHôm nay : 55035

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1673143

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 63755365