11:08 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các ban, ngành


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kết quả bước đầu mô hình khảo nghiệm sản xuất giống lúa mới BQ

Thứ tư - 24/05/2017 21:14
Lúa là cây trồng chính gắn liền với đời sống hàng ngày của người dân; trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Hà Tĩnh vẫn xác định lúa là cây trồng cho sản phẩm chủ lực, quan trọng của tỉnh. Diện tích gieo trồng lúa hàng năm toàn tỉnh khoảng 97.000 – 100.000ha, năng suất trung bình 45 – 55 tạ/ha.

Trong thâm canh cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng, giống đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao năng suất và giá trị thu nhập cho người trồng lúa. Việc sử dụng một loại giống lúa trong thời gian dài gieo trồng sẽ làm cho giống bị thoái hóa, giảm năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu. Mặt khác, những năm qua diễn biến khí hậu ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất nông nghiệp, lúc thì nắng nóng, khô hạn kéo dài, khi thì bão lũ, rét đậm rét hại. Do đó, công tác khảo nghiệm để tìm ra giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng gạo ngon, chống chịu được sâu bệnh, phù hợp với điều kiện tự nhiên, trình độ canh tác của địa phương, thay thế giống lúa cũ bị thoái hóa, năng suất giảm, chất lượng thấp, khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất lợi kém, đồng thời thích nghi với sự biến đổi khí hậu hiện nay như hạn hán, ngập úng…làm cơ sở để đưa vào sản xuất đại trà, phát triển các vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất là hết sức cần thiết.

Được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh, Trung tâm khuyến nông đã phối hợp với Công ty Cổ phần Giống cây trồng Hà Tĩnh thực hiện mô hình: Khảo nghiệm sản xuất giống lúa BQ trong vụ Xuân 2017” tại xã Cẩm Bình huyện Cẩm Xuyên với quy mô 5ha. Tham gia mô hình các hộ dân được hỗ trợ 100% giống, 30% phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và được cán bộ kỹ thuật tập huấn hướng dẫn quy trình sản xuất từ khi bắt đầu triển khai thực hiện cho đến khi kết thúc mô hình.
Mô hình giống lúa BQ
 

 Để thực hiện tốt mô hình, đánh giá đúng về giống lúa BQ, trong quá trình triển khai thực hiện Trung tâm đã phối hợp với UBND xã Cẩm Bình chỉ đạo, hướng dẫn bà con nông dân tích cực thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật như bố trí mùa vụ, chân đất thích hợp, làm đất kỹ trước khi gieo sạ, bón phân cân đối hợp lý, đúng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, tưới nước tiết kiệm đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, trong bảo vệ thực vật phải thực hiện tốt các biện pháp để phòng bệnh. Vì vậy, trên cánh đồng thôn Nam Lý xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên, sau 125 ngày gieo cấy, đến nay, giống lúa BQ do Viện di truyền nông nghiệp chọn tạo chuẩn bị cho thu hoạch, dự kiến năng suất ước đạt trên 60 tạ/ha. Qua theo dõi cho thấy giống BQ có thời gian sinh trưởng vụ Xuân tại Hà Tĩnh là 125 – 130 ngày; chiều cao cây 94,2cm; dạng hình cây gọn, lá đòng đứng, cứng cây, chống đổ tốt, đẻ nhánh trung bình, thân to; vỏ hạt màu vàng, hạt xếp gối nhau, số hạt chắc/bông 150 hạt, tỷ lệ hạt chắc 84,3%, trọng lượng 1000hạt 21gam; khả năng chịu rét tốt, nhiễm nhẹ các loại sâu đục thân và cuốn lá nhỏ, nhiễm nhẹ bệnh đạo ôn, nhiễm trung bình bệnh đốm nâu.

Qua tham quan thực tế mô hình trình diễn tại đồng ruộng, các đại biểu và nông dân tham gia mô hình đều khẳng định, giống lúa BQ có khả năng chống chịu sâu bệnh vượt trội, trong suốt quá trình sinh trưởng của cây lúa từ đầu đến nay không phải phun thuốc trừ sâu bệnh trong khi các giống lúa sản xuất đại trà lại bị nhiều đối tượng sâu bệnh gây hại nặng như bệnh đạo ôn, khô vằn và rầy nâu. Mặt khác, giống có thời gian sinh trưởng ngắn, chất lượng gạo ngon và phù hợp với điều kiện canh tác tại địa phương.

Việc khảo nghiệm thành công giống lúa thuần BQ không những có ý nghĩa trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà còn giúp bà con thay đổi phương thức sản xuất, cơ cấu giống lúa để tạo thành các vùng sản xuất lúa tập trung, hình thành các cánh đồng một giống cho năng suất cao, ổn định, đem lại thu nhập cao cho nông dân. Mặt khác, giúp bổ sung vào bộ giống lúa mới của tỉnh nhà nhằm thay thế các giống lúa đã sản xuất lâu năm, hiệu quả kém. Tuy nhiên để đánh giá chính xác hơn các đặc điểm về sinh trưởng, phát triển và khả năng chống chịu của giống BQ thì cần được tiếp tục khảo nghiệm sản xuất trong vụ Hè thu 2017.
Theo Đặng Thị Thuận/sonongnghiephatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 370


Hôm nayHôm nay : 51450

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1110710

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72793419