Nhờ tập trung cao độ chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án, chính sách, sau 4 năm thực hiện NQ, nền sản xuất nông nghiệp bước đầu phát triển toàn diện, theo hướng hiện đại hóa. Giá trị sản xuất của ngành tăng 12,67%; giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đạt 60 triệu đồng/ ha; sản lượng lương thực đạt 50,5 vạn tấn; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng gấp 2 lần so với năm 2008 (đạt 14,7 triệu đồng/người/năm).
Đặc biệt, ngành đã tham mưu xác định sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh; chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp bước đầu đạt kết quả khá; thu hút ngày càng nhiều DN đầu tư vào nông nghiệp; kinh tế hợp tác ngày càng phát triển; một số cơ sở chế biến sâu hàng hóa chủ lực được hình thành. Khoa học công nghệ được áp dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực, nhất là trong sản xuất lúa, ngô, lạc, chăn nuôi lợn, bò, tôm…
Vai trò DN trong chuyển giao KHCN ngày càng rõ nét hơn; cơ giới hóa trong nông nghiệp phát triển nhanh. Xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được tăng cường đáng kể. Chương trình xây dựng NTM được nhân dân ghi nhận và tin tưởng, đến nay có 6 xã đạt 16- 18 tiêu chí, mức độ tăng lên các tiêu chí của các xã về đích năm 2013 tăng trung bình 3 tiêu chí. Riêng 3 tiêu chí do ngành phụ trách (thủy lợi, thu nhập, môi trường) đã có bước tiến tích cực, góp phần nâng cao đời sống người dân khu vực nông thôn.
Phó chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo hội nghị |
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn ghi nhận, đồng tình những kết quả đạt được của ngành NN&PTNT trong việc thực hiện NQ. Ngành đã vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt trong cách làm; xác định đúng định hướng phát triển. Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả bước đầu, sự vận dụng NQ vào cuộc sống còn chưa đều, chưa rộng khắp và chưa ngang tầm với sự đầu tư; nền sản xuất vẫn tự cung, tự cấp, thiếu thương hiệu. Việc sơ kết thực hiện Nghị quyết phải đi từ thực tiễn cuộc sống, đi sâu vào cuộc sống của người dân, từ đó đưa ra kiến nghị, đề xuất những chính sách có lợi cho nông nghiệp- nông thôn và nông dân.
Từ kinh nghiệm của ngành nông nghiệp, các ngành, địa phương cần xây dựng thành chuyên đề một cách cụ thể. Để NQ đi vào cuộc sống, cần tiếp tục thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền; quan tâm công tác đào tạo nghề cho nông dân; mạnh dạn đề xuất chính sách mới nhằm khuyến khích người dân và DN nhằm gắn kết DN- nông dân; tìm hướng đi để trao quyền của người dân thực hiện NTM.
Nguyễn Oanh
Theo baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn