09:38 EDT Thứ năm, 02/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các ban, ngành


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phụ nữ Hà Tĩnh vượt khó làm giàu

Thứ hai - 31/08/2015 09:51
Trên mảnh đất "chảo lửa, túi mưa" đầy gian khó, nhiều phụ nữ Hà Tĩnh đã và đang tự tin vượt qua mọi gian truân, làm giàu cho quê hương và gia đình.
Mô hình trang trại chăn nuôi gia súc được nhân rộng trong hội viên phụ nữ Hà Tĩnh, góp phần giúp chị em thoát nghèo bền vững.

Mô hình trang trại chăn nuôi gia súc được nhân rộng trong hội viên phụ nữ Hà Tĩnh, góp phần giúp chị em thoát nghèo bền vững.

Chị Trần Thị Phi, Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Kinh doanh dịch vụ và chăn nuôi tổng hợp Hà Phi nhớ lại: "Ban đầu khi chập chững bước vào kinh doanh, tôi xoay đủ thứ nghề. Từ mua lợn đưa ra Hà Nội, mua hàng từ Hà Nội về; đong lúa xay sát, nấu rượu nuôi lợn, thu mua lạc vỏ, bán lạc nhân, nuôi gia súc, gia cầm. Mất sáu năm trời hai vợ chồng nỗ lực, phấn đấu, nhưng gia đình tôi vẫn nghèo". Cho tới khi tỉnh Hà Tĩnh thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới, tập trung phát triển các loại hình HTX, phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh với những chính sách ưu đãi, chị Phi nhận thấy đây là cơ hội để làm ăn liên kết, quy mô lớn. Với địa hình phù hợp phát triển chăn nuôi kết hợp kinh tế vườn đồi, khi bắt tay ký kết hợp đồng với Công ty CP - Thái Lan về chăn nuôi lợn siêu nạc, chị Phi tự tin vay từ các nguồn vốn, đầu tư vào các hạng mục của trang trại với số tiền gần sáu tỷ đồng, nuôi 1.200 con lợn siêu nạc, một tấn cá, gần hai nghìn con gà, vịt.

Chỉ một năm sau khi HTX ra đời, mỗi năm trang trại cho xuất chuồng năm lứa lợn, cộng thu nhập từ gà, cá, lúa, keo, trừ chi phí mỗi năm cho thu nhập hơn một tỷ đồng.

Tới Hà Tĩnh hôm nay, không khó bắt gặp những phụ nữ với phong thái vẫn đậm chất "quê mùa" lái những chiếc xe ô-tô hạng sang đầy tự tin. Chị Lê Thị Tình (Cẩm Bình, Cẩm Xuyên) là một điển hình như thế. Chúng tôi gặp chị Tình trong bộ áo dài thướt tha bước ra từ chiếc xe Camry tới dự Hội nghị biểu dương phụ nữ điển hình tiên tiến năm 2014, do Hội Phụ nữ tỉnh tổ chức. Chứng kiến sự rụt rè, bỡ ngỡ khi nói chuyện với người lạ của chị, không ai có thể tin chị là Giám đốc Công ty TNHH chăn nuôi Tình Chương. Trước đây, chị Tình là giáo viên mầm non, nhưng đồng lương eo hẹp không đủ để chị trang trải cuộc sống gia đình khi chồng ở xa, một mình nuôi dưỡng cha mẹ chồng già yếu và năm đứa con ăn học. Sau khi thôi nghề giáo viên, chị về cần mẫn hơn chục năm "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" trên đồng ruộng khô cằn. Lúc nông nhàn, chị đi buôn tre mây, rau, trứng nhưng cũng không đủ rau cháo qua ngày.

Năm 2003, là mốc quan trọng trong cuộc đời khi chị Tình được cầm trên tay 20 triệu đồng từ vốn tín chấp của Hội Phụ nữ. Chị đầu tư số tiền ấy mua thức ăn gia súc về chăn nuôi lợn. Ba năm sau, chị mạnh dạn vay thêm vốn ngân hàng và tiền nhàn rỗi của người dân trong vùng, mua hai xe tải chở thức ăn gia súc. Trời không phụ lòng người, tháng 8-2014, chị mạnh dạn thành lập công ty nhằm kết nối các tổ chăn nuôi, tạo chuỗi chăn nuôi liên kết, cung cấp con giống, công tác thú y, kỹ thuật chăn nuôi, thức ăn, bao tiêu sản phẩm. Giám đốc Lê Thị Tình nhớ lại: "Khi được cán bộ Hội Phụ nữ truyền đạt ý tưởng thành lập công ty, tôi thực tình e dè bởi sợ mình không đủ sức. Thế nhưng sau ba lần được Hội Phụ nữ tỉnh cho đi dự các lớp tập huấn khởi sự quản trị doanh nghiệp, động viên, hỗ trợ, và sau nhiều đêm trăn trở, tôi quyết định "vượt qua chính mình", thành lập doanh nghiệp với ý thức mình làm giàu chính đáng không chỉ cho mình mà còn tạo cơ hội làm ăn cho nhiều chị em khác".

Đến nay, công ty của chị Tình có 14 tổ chăn nuôi, mỗi tổ tối thiểu có 200 con lợn. Doanh nghiệp tạo công ăn việc làm thường xuyên cho gần hai chục lao động, mức lương từ 3 đến 3,5 triệu đồng/tháng. Nhiều hội viên phụ nữ muốn trở thành thành viên của công ty khi họ được hưởng nhiều quyền lợi như: được mua con giống rõ nguồn gốc, trang bị kỹ thuật chăn nuôi, được trả chậm tiền mua thức ăn, bao tiêu sản phẩm. Bên cạnh đó, đội thú y của công ty bao gồm năm người có trình độ thạc sĩ, bác sĩ thú y đảm nhiệm việc thăm khám, phòng tránh dịch bệnh tại các tổ chăn nuôi. Hằng năm, công ty còn chú trọng chăm lo, hỗ trợ quà tặng trẻ em mồ côi, tàn tật, phụ nữ đơn thân trên địa bàn với tổng số tiền gần 100 triệu đồng/năm.

Xây dựng thành công, nhân rộng các điển hình phụ nữ làm kinh tế giỏi là khâu đột phá mà Đại hội phụ nữ Hà Tĩnh khóa 14 đề ra. Chỉ sau hơn ba năm triển khai, thành công từ các mô hình đã lan tỏa sâu rộng, thúc đẩy tinh thần, khả năng sáng tạo của hội viên, nâng cao năng lực kinh tế của phụ nữ, nhất là trong xây dựng nông thôn mới. Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Tĩnh Trần Thị Hồng cho biết: "Để từng bước khắc phục tình trạng làm ăn nhỏ lẻ, manh mún, thúc đẩy sản xuất hàng hóa quy mô lớn, phù hợp chuyển dịch cơ cấu kinh doanh, xây dựng nông thôn mới, thời gian qua Hội Phụ nữ tỉnh chủ động phối hợp các ngành tổ chức các lớp tập huấn về quản trị doanh nghiệp, ma-két-ting, kỹ năng bán hàng, quản trị tài chính, lập kế hoạch sản xuất. Đến nay, toàn tỉnh có hơn 50% hộ kinh doanh cá thể, 20% doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ. Mặc dù còn khó khăn trong bối cảnh suy thoái kinh tế nhưng nhìn chung các doanh nghiệp nữ vẫn bảo đảm được các chế độ tiền lương, thu nhập cho người lao động, doanh thu từ một đến bốn trăm tỷ đồng, tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động. Các chị là những tấm gương sáng về sự tự tin, nghị lực, dám vượt lên chính mình, làm giàu cho gia đình và quê hương".

Thái Sơn
Theo nhandan.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 234

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 232


Hôm nayHôm nay : 53404

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 107940

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60429897