Phát biểu tại hội thảo giải pháp an toàn dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn gia súc và tai xanh được tổ chức tại xã Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên) sáng nay (27/4), ông Đỗ Khoa Văn – Giám đốc Sở KH-CN cho rằng: Chăn nuôi ở Hà Tĩnh phát triển mạnh nhưng thiếu bền vững do dịch bệnh thường xuyên xảy ra, nhất là dịch bệnh lở mồm long móng ở đàn trâu, bò và dịch tai xanh ở lợn. Thiệt hại về dịch bệnh là rất lớn nếu không có giải pháp phòng chống hiệu quả.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hòa - Trường Đại học Nông Lâm Huế: Nguy cơ xẩy ra dịch bệnh LMLM trên đàn gia súc, tai xanh ở lợn trên địa bàn Hà Tĩnh là do người chăn nuôi tiêm phòng vắc xin chưa đầy đủ; chăn nuôi gia súc thả rông tập trung; cho người lạ tiếp xúc với vật nuôi, nhất là người buôn bán gia súc…
Sau gần 2 năm nghiên cứu, xây dựng 3 mô hình ở Cẩm Xuyên, Hương Khê, Thạch Hà, nhóm nghiên cứu đưa ra bộ giải pháp như: Nâng cao nhận thức cho cán bộ cơ sở thông qua tập huấn, hướng dẫn thực địa; tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, quy trình giám sát tiêm phòng cho người dân; tăng cường công tác quản lý; nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi...
Tiêm vắc-xin là một trong những biện pháp hữu hiệu phòng chống dịch bệnh cho gia súc
Để quản lý tốt dịch bệnh, trước hết thú y cơ sở phải nắm rõ tổng đàn, số con tiêm, chưa tiêm qua mỗi đợt để bố trí tiêm phòng. Trưởng thôn phải có sổ ghi chép, giám sát công việc tiêm phòng của thôn. Đối với chăn nuôi nông hộ, nên thực hiên nguyên tắc “cùng vào cùng ra”, có nghĩa là khi bán gia súc, gia cầm thì phải đăng ký kiểm dịch”, – Tiến sỹ Hòa lưu ý.
Trên cơ sở nghiên cứu, đóng góp ý kiến tại hội thảo, nhóm nghiên cứu sẻ bổ sung, hoàn thiện đề án để nhân rộng giải pháp, giúp chăn nuôi Hà Tĩnh an toàn, phát triển bền vững hơn.
Theo Hữu Trung/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn